YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Cánh Diều Bài 5: Giữ chữ tín


Xin gửi đến các em học sinh lớp 7 nội dung lí thuyết Bài 5: Giữ chữ tín thuộc sách Cánh Diều dưới đây đã được HOC247 biên soạn kĩ càng. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các em tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của giữ chữ tín. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

  Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người. Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết giữ chữ tín, giữ lời hứa. Giữ chữ tín hướng con người tới những điều tốt đẹp, trở thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ giữa người với người.

Câu hỏi: Em hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về chữ tín và chia sẻ cảm nghĩ của em về một trong những câu ca dao, tục ngữ đó.

Trả lời:

- Chữ tín còn quý hơn vàng

- Một lần bất tín, vạn lần bất tin

- Quân tử nhất ngôn

- Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa

- Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

- Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, kẻ cười người chê

- Người sao một hẹn thì nên/ Người sao chín hẹn thì quên cả mười

1.1. Thế nào là chữ tín?

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện trang 24, 25 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy cho biết vì sao cô bán vé trong câu chuyện đã cho ông của cậu bé vay tiền?

b) Vì sao người ông trong câu chuyện không để hôm sau mới quay lại trả tiền?

c) Từ câu chuyện trên, em hiểu chữ tín là gì?

Trả lời: 

Yêu cầu a) Cô bán vé trong câu chuyện đã cho ông của cậu bé vay tiền vì cô bán vé kính trọng người ông và tin tưởng hai ông cháu.

Yêu cầu b) Người ông trong câu chuyện không để hôm sau mới quay lại trả tiền vì người ông đã hứa với cô bán vé rằng sẽ quay lại trả tiền ngay tối hôm đó. Ông là một người giữ lời hứa.

Yêu cầu c) Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.

  - Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

  - Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.

1.2. Biểu hiện của giữ chữ tín

Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy cho biết, hành vi nào trong những hình ảnh trên là biểu hiện giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín? Vì sao?

b) Theo em, hành vi giữ chữ tín khác với hành vi không giữ chữ tín ở những điểm nào?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

Hình 1: Bạn nam là người biết giữ chữ tín. Mặc dù trời mưa rất to nhưng bạn nam vẫn đến đúng giờ vì bạn nam đã hẹn với bạn nữ 9h sẽ đến.

Hình 2: Bố mẹ là người biết giữ chữ tín. Vì bố mẹ đã hứa với con gái rằng cuối tuần cả nhà sẽ đi xem phim nên đến cuối tuần bố mẹ đã sắp xếp thời gian cùng đưa con đến rạp chiếu phim.

Hình 3: Bạn nam là người không biết giữ chữ tín. Mỗi lần mắc lỗi, phải kiểm điểm bạn đều hứa hẹn rất nhiều điều để được tha lỗi, nhưng sau đó bạn lại không thực hiện theo như lời hứa của mình.

Hình 4: Chị gái là người không biết giữ chữ tín. Vì đã hứa với em trai là sau khi học bài xong sẽ dạy em trai vẽ tranh, nhưng sau đó chị lại đi chơi và hẹn sẽ dạy em vẽ tranh vào ngày hôm sau.

Yêu cầu b) Hành vi giữ chữ tín khác với hành vi không giữ chữ tín ở những điểm: Thực hiện lời hứa; nói đi đôi với làm; đúng hẹn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.

  - Biểu hiện của giữ chữ tín:

  + Thực hiện lời hứa;

  + Nói đi đôi với làm;

  + Đúng hẹn;

  + Hoàn thành nhiệm vụ được giao;

  + Giữ được niềm tin với người khác.

1.3. Ý nghĩa của việc giữ chữ tín

Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện ĐỘI MƯA TRẢ SÁCH trang 26 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, tại sao mưa như vậy Nam không để lùi lại hôm sau mới đi trả sách?

b) Từ câu chuyện ở trên, em hãy cho biết người giữ chữ tín là người như thế nào?

c) Việc giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào với mỗi người?

Trả lời: 

Yêu cầu a) Vì Nam là người biết giữ chữ tín. Nam đã được ông Đạt tin tưởng cho mượn sách và dặn ba ngày sau mang trả lại, nên dù trời có mưa to Nam cũng nhất định mang trả sách cho ông theo đúng lịch hẹn.

Yêu cầu b) Người giữ chữ tín là người luôn thực hiện được lời hứa; nói đi đôi với làm; luôn luôn đúng hẹn; hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.

Yêu cầu c) Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng, góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

  - Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng

  - Góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Bài tập minh họa

Bài tập: 

- Hãy phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín?

- Vì sao chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người xung quanh?

Hướng dẫn giải:

- Phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Lý giải vì sao chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người xung quanh.

Lời giải chi tiết:

- Phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín:

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

 - Thật thà, trung thực trong mọi việc.

 - Luôn đúng hẹn với mọi người.

 - Hoàn thành mọi việc đúng thời hạn yêu cầu.

 - Luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình

 - Luôn nói dối, viện lý do để tránh làm.

 - Luôn trễ hẹn, để mọi người phải chờ.

 - Không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, làm ảnh hưởng đến người khác.

 - Xem nhẹ lòng tin của mọi người đối với mình.

- Chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thấy cô, bạn bè và người xung quanh vì: chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể, dễ dàng hợp tác với nhau, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, giữ chữ tín cũng giúp ta hoàn thiện bản thân, có thêm ý chí, động lực để tốt hơn trong tương lai.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 5: Giữ chữ tín, các em cần:

- Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

- Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

- Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Giữ chữ tín - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 5 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 27 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 27 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 27 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 27 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 27 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 27 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 5: Giữ chữ tín - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON