Cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ thuộc sách GDCD 7 Cánh Diều dưới đây. Bài học bao gồm những kiến thức trọng tâm về những biểu hiện và ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Đặc biệt, bài tập minh hoạ có lời giải chi tiết sẽ giúp các em củng cố và ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
Trong cuộc sống, sự quan tâm, sẻ chia và đồng cảm chính là sợi dây gắn kết giúp tạo dựng mối quan hệ mật thiết với mọi người xung quanh. |
---|
Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Bạn ấy là ai” để đoán tên các bạn trong lớp qua các thông tin gợi ý về sở thích, thói quen, năng khiếu, tính cách,... Vì sao em đoán được người bạn đó?
Trả lời:
- HS tham gia trò chơi “Bạn ấy là ai”.
- Em đoán được người bạn đó vì em thường xuyên chú ý đến mọi người xung quanh, em đã quan sát và biết được các đặc điểm của bạn.
1.1. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Câu 1: Em hãy đọc thông tin trang 16, 17 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi:
a) Bác Hồ đã có những việc làm nào đối với anh chị em công nhân quét đường và ý nghĩa của việc làm đó?
b) Việc làm của Bác Hồ đã nhắc nhở mỗi chúng ta điều gì?
c) Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Khi biết rằng những người công nhân luôn phải vất vả quét dọn đường phố đến khuya, Bác đã nhắc nhở những cơ quan phải có trách nhiệm cấp phát quần áo bảo hộ lao động cho công nhân và quan tâm đúng mức với người làm nghề này.
- Khi có việc đi qua nước ngoài, Bác đã xin giống một loài cây bốn mùa đều xanh tươi về trồng thử ở Việt Nam để cây đỡ rụng lá vào mùa đông gây vất vả cho người công nhân. Việc làm của Bác chứng tỏ sự quan tâm của Bác đến mọi người, đặc biệt là người công nhân quét đường, khiến cho anh chị em công nhân làm nghề quét đường đỡ được phần nào nỗi vất vả, khó khăn.
Yêu cầu b) Việc làm của Bác đã nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quan tâm đến người khác, thông cảm và chia sẻ cho nỗi vất vả của người khác và có những hành động thể hiện sự quan tâm và san sẻ nỗi vất vả với mọi người.
Yêu cầu c) Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.
Câu 2: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy cho biết sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện như thế nào trong từng hình ảnh trên.
b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè và thế giới xung quanh.
Trả lời:
Yêu cầu a)
Ảnh 1: Các bạn học sinh cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
Ảnh 2: Những cửa hàng cung cấp thực phẩm và nước uống miễn phí dành cho người cần.
Ảnh 3: Các bạn học sinh vệ sinh, thu gom rác thải.
Ảnh 4: Bạn nhỏ cùng bố giúp đỡ mẹ chuẩn bị bữa ăn.
Yêu cầu b) Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ:
- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện khi người thân, bạn bè gặp khó khăn, có chuyện buồn đau.
- Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
- Quan tâm đến các bạn trong lớp, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn về học tập, về sức khỏe, về hoàn cảnh.
- Giúp đỡ những người gặp nạn trên đường, không lơ là bỏ mặc họ.
- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng cua mình - Quan tâm cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như: + An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; + Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; + Tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội;... |
---|
1.2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Câu hỏi: Em hãy đọc câu chuyện trang 18 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy chia sẻ cảm xúc của em về việc làm của anh Hiếu?
b) Theo em, sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu với anh Minh có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Qua câu chuyện, em rất cảm động và khâm phục trước sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu dành cho anh Minh, cảm động trước tình bạn đẹp của hai người.
+ Em thấy rất ngưỡng mộ và khâm phục anh Hiếu đã không quản ngại khó khăn ngày ngày giúp bạn đến trường.
+ Em rất vui mừng cho anh Minh đã không phụ sự giúp đỡ của bạn mà gặt hái được thành công trên con đường học tập.
Yêu cầu b) Sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu với anh Minh không những là nguồn động lực quý giá giúp cho anh Minh vượt qua được khó khăn thử thách, đạt được mục tiêu của bàn thân, mà còn trở thành một câu chuyện lan tỏa giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đến với mọi người, giúp nâng cao tinh thần tương thân tương ái, quan tâm chia sẻ với người khác và giúp cho những người gặp khó khăn có thêm niềm tin vào cuộc sống.
- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi gắn bó; có thêm sức mạn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. - Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ được mọi người yêu quý, tôn trọng. - Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác, mỗi người cần; + Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. + Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Hướng dẫn giải:
- Tự viết một đoạn văn nói giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Có thể tham khảo một số nội dung chính sau:
+ Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi
+ Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, cần sự đồng cảm và chia sẻ
+ Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng
+ Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn
- Thuyết trình trước lớp.
Lời giải chi tiết:
Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, cần sự đồng cảm và chia sẻ. Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le….Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Ngay bản thân em cũng luôn tự nhắc nhở bản thân mình cần phải sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn nữa.
3. Luyện tập và củng cố
Qua bài học Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ, các em cần:
- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
- Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
3.1. Trắc nghiệm Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 3 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cảm thông.
- B. Chia sẻ.
- C. Cảm mến.
- D. Đồng điệu.
-
- A. Chia sẻ.
- B. Cảm thông.
- C. Đồng cảm.
- D. Thấu hiểu.
-
- A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
- B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
- C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
- D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 2 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 3 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 4 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Luyện tập 5 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Vận dụng 1 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Vận dụng 2 trang 19 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
4. Hỏi đáp Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều
Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.