Tại sao trên thế giới lại có những nơi đông dân cũng có những nơi thưa thớt dân cư? Lí do nào thúc đẩy sự phân bố dân cư như thế? Đô thị hóa là gì? Có những nhân tố nào tác động đến quá trình đô thị hóa? Đô thị hóa có những tác động tích cực và tiêu cực nào đến môi trường, xã hội? Hãy cùng HỌC247 tìm câu trả lời qua nội dung bài giảng của Bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phân bố dân cư
a. Tình hình phân bố dân cư trên thế giới
- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian.
- Con người sống khắp nơi trên bề mặt các lục địa và các đảo, quần đảo giữa đại dương với mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020) như hình 21 dưới đây.
- Nơi có mật độ dân số đông dân nhất là quốc gia Mô-na-cô (Monaco), lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len (Greenland - Đan Mạch) chỉ chưa đến 1 người/km2.
- Trong một lục địa, một khu vực, một quốc gia thậm chí và trong một vùng lãnh thổ của từng quốc gia, phân bố dân cư cũng không đều.
Hình 21. Phân bố dân cư thế giới năm 2020
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư trên thế giới
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố, bao gồm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tính chất nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ,...
* Các nhân tố kinh tế - xã hội:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư: những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư trên thế giới.
* Các nhân tố tự nhiên: Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai, ...) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.
1.2. Đô thị hóa
a. Khái niệm
- Đô thị hoá là quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Ví dụ: tỉ lệ dân thành thị và nông thôn trên thế giới trong bảng 21.1 dưới đây
Bảng 21.1. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn thế giới, giai đoạn 1900 - 2020 và dự báo đến năm 2050
|
1900 |
1950 |
1970 |
1990 |
2000 |
2020 |
2050 |
Tỉ lệ dân thành thị (%) |
13,6 |
29,6 |
36,6 |
43,0 |
46,7 |
56,2 |
68,4 |
Tỉ lệ dân nông thôn (%) |
86,4 |
70,4 |
63,4 |
57,0 |
53,3 |
43,8 |
31,6 |
- Tỉ lệ dân thành thị là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hoá của các quốc gia, khu vực.
- Tỉ lệ dân thành thị thế giới ngày càng tăng, các nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao hơn các nước đang phát triển nhưng tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị các nước đang phát triển lại nhanh hơn các nước phát triển. Cụ thể, giai đoạn 1950 - 2020, tỉ lệ dân thành thị ở các nước phát triển tăng 243%, trong khi đó ở các nước đang phát triển là 34%.
b. Các nhân tố tác động đến đô thị hoá
* Nhân tố kinh tế -xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế bao gồm quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng, trình độ văn hoá, mức sống dân cư, .. tác động mạnh đến quá trình đô thị hoá, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hoá.
- Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.
- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước vẻ quy hoạch đô thị là cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị. Hiện nay, lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị nên quá trình đô thị hoá phát triển mạnh ở nông thôn.
* Nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị. Các đô thị lớn có lịch sử phát triển lâu đời đều nằm ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi về giao thông, điều kiện sống, ... tạo mối liên kết kinh tế nội vùng, quốc tế.
- Những vùng có điểu kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư, do đó quá trình đô thị hoá diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.
⇒ Như vậy, quá trình đô thị hoá chịu tác động tổng hợp của nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó trình độ phát triển kinh tế có tính chất quyết định trong quá trình đô thị hoá.
c. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường
Quá trình đô thị hoá có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế có những khu vực, quốc gia đang phát triển, bùng nổ dân số đi liền với đô thị hoá; dân cư nông thôn di cư tự phát vào các thành phố lớn gây sức ép về kinh tế - xã hội, môi trường.
* Tác động tích cực
- Đối với kinh tế - xã hội: Đô thị hoá góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư ,...
- Đối với môi trường: Đô thị hoá mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị, ...
* Tác động tiêu cực
- Đối với kinh tế-xã hội:
+ Quá trình đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị. Từ đó, gây quá tải cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện nước, y tế, giáo dục, ...), dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.
+ Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.
- Đối với môi trường:
+ Đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm, ...
+ Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.
Rác thải sinh hoạt đựng trong các túi nilon chất đống tại ngõ Đông Tác, quận Đống Đa. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Quá trình đô thị hóa chịu tác động của những nhân tố nào và có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
Hướng dẫn giải:
- Quá trình đô thị hóa chịu tác động cả nhân tố tự nhiên và kinh tế, xã hội.
- Đô thị hóa có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
Bài tập 2: Vì sao vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt?
Hướng dẫn giải:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt là do khí hậu khắc nghiệt cùng với đó là không có nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Bài tập 3: Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?
Hướng dẫn giải:
- Các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế. Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, ... là những nơi đông dân và ngược lại.
- Các nhân tố tự nhiên: Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai, ...) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.
Luyện tập
Học xong bài này các em cần:
- Phân tích được tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư.
- Nhận xét, giải thích được sự phân bô dân cư thông qua bản đồ, tài liệu, số liệu, ...
- Trình bày được khái niệm đô thị hoá.
- Phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
3.1. Trắc nghiệm Bài 21 Địa lí 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 8 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tính chất của ngành sản xuất
- B. Các điều kiện của tự nhiên
- C. Lịch sử khai thác lãnh thổ
- D. Trình độ phát triển sản xuất
-
- A. Di dân từ phía Nam, bờ Thái Bình Dương lên
- B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất
- C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu khoáng sản
- D. Hoạt động nông nghiệp phát triển rất nhanh
-
- A. Châu Mĩ
- B. Châu Á
- C. Châu Âu
- D. Châu Phi
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 21 Địa lí 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 8 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 84 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 84 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục I.2 trang 85 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục II trang 85 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục II.2 trang 86 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục II.3 trang 86 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 87 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 87 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 72 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 74 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 75 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 75 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 75 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 76 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 21 Địa lí 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247