YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Mưa


Các em có biết mưa được hình thành như thế nào không? Tại sao trên thế giới lại có những hoang mạc, những nơi hạn hán với tổng lượng mưa hằng năm rất thấp nhưng lại có những nơi mưa nhiều dẫn đến hiện tượng ngập lụt? Nội dung bài giảng của Bài 10: Mưa trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ mang đến những kiến thức giúp các em trả lời các câu hỏi này.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

- Mưa là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Các giọt nước hoặc tinh thể băng rơi xuống đất phải có kích thước lớn đủ để thắng sức cản của không khí, sự bay hơi trên đường rơi của chúng.

- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất.

a. Khí áp

- Trên Trái Đất, những vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đáy là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

- Ngược lại, ở các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa. Vì thế, dưới những đai khí áp cao cận chí tuyến mặc dù nhiệt độ cao nhưng trời trong, không có mây, rất khô hạn và thường xuất hiện những hoang mạc lớn như hoang mạc Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, Ả Rập.

Các đai khí áp trên Trái Đất

b. Frông

Frông là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.

- Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

- Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt

- Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

- Miền có frông hoặc dảỉ hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

* Sự hoạt động của frông nóng và frông lạnh

c. Gió

- Mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

- Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.

d. Dòng biển

- Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.

- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

- Ngược lại, nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh đã tạo nên các hoang mạc ven đại dương như A-ta-ca-ma (Atacama - Nam Mỹ), Na-míp (Namib - châu Phi), ...

Dòng biển trong các đại dương

e. Địa hình

- Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.

- Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít

- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.

⇒ Vì vậy, những sườn và đỉnh núi cao thường ít mưa.

1.2. Sự phân bố mưa trên Trái Đất

a. Phân bố theo vĩ độ

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.

- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là ở hai vùng ôn đới. Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Khu vực gần cực Bắc và cực Nam mưa rất ít như hình 10.1 dưới đây.

Hình 10.1. Phân bố lượng mưa theo vĩ độ

b. Phân bố theo khu vực

- Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều giữa các khu vực theo chiều đông, tây do ảnh hưởng của địa hình, dòng biển, ...

- Các khu vực có vị trí địa lí tiếp giáp hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua thường có lượng mưa nhiều, ngược lại những khu vực nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua thường có lượng mưa ít.

Hình 10.2. Phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tại sao có những nơi trên thế giới lại có lượng mưa nhiều dẫn đến ngập lụt, còn có những nơi mưa ít dẫn đến hạn hán?

Hướng dẫn giải:

- Thế giới có những nơi mưa nhiều, lượng mưa lớn gây lũ lụt, ngược lại có nhiều khu vực lượng mưa ít gây hạn hán vì lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

- Các nhân tố này khác nhau giữa các nơi trên thế giới dẫn đến sự khác nhau về lượng mưa và phân bố mưa giữa các nơi trên thế giới.

Bài tập 2: Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố mưa?

Hướng dẫn giải:

- Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.

- Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

- Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.

⇒ Vì vậy, những sườn và đỉnh núi cao thường ít mưa.

Bài tập 3: Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của yếu tố nào?

Hướng dẫn giải:

Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến

-> Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của áp cao cận chí tuyến.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.

- Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 46 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 46 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 47 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 33 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 33 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 34 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 35 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 36 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 36 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 7 trang 37 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 10 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON