Giải Câu hỏi 2 trang 33 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Trung đang thắc mắc vì sao trên Trái Đất có những khu vực mưa nhiều, những khu vực mưa rất ít. Em hãy đóng vai thầy hoặc cô giáo, giải thích các câu hỏi về các nhân tố ảnh hương đến lượng mưa của Trung nhé.
1. Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?
2. Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?
3. Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?
4. Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.
5. Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?
6. Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm
7. Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?
8. Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?
9. So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.
10. Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi 2
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục 1.
Lời giải chi tiết:
1. Vì sao những vùng áp thấp lại có lượng mưa lớn?
Do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa
2. Ngược lại, vì sao những vùng khí áp cao lại mưa rất ít hoặc không có mưa?
Do ở các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.
3. Frông là gì? Tại sao frông thường gây ra mưa?
- Frông là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau
- Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí tạo mây và sinh ra mưa
4. Mô tả đặc điểm mưa ở frông nóng và frông lạnh.
- Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt.
- Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
5. Mưa frông hay mưa dải hội tụ là gì?
Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.
6. Hãy cho ví dụ về vai trò của gió đến hình thành mưa ở một địa điểm
Vào mùa hạ tại Việt Nam gió mùa mùa hạ hoạt động theo hướng Tây Nam gây mưa lớn cho khu vực Nam Bộ
7. Tại sao dòng biển nóng lại gây mưa nhiều?
Vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa
8. Ngược lại, vì sao những khu vực có dòng biển lạnh chảy qua lại mưa ít?
Vì không khí không bốc lên được nên rất khô hạn
9. So sánh lượng mưa ở sườn núi đón gió và sườn núi khuất gió.
Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít
10. Vì sao ở những sườn núi, đỉnh núi cao thường ít mưa?
Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa.
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Vận dụng trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 33 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 34 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 35 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 36 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 36 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 37 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST