Câu hỏi trang 46 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Cho biết các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ chứng minh.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 46
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục I (các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa).
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.
- Mỗi nhân tố sẽ có những ảnh hưởng khác nhau.
Lời giải chi tiết:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.
- Cụ thể:
Khí áp
+ Những vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn do đây là khu vực hút gió, không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ tạo thành mây, sinh ra mưa.
+ Những vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên rất ít mưa hoặc không mưa.
Ví dụ: Những hoang mạc lớn như Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, Ả Rập rất khô hạn do nằm dưới áp cao cận chí tuyến.
Frông
Dọc các frông nóng và lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối khí, gây nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.
Gió
+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng ít.
+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô.
+ Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do mùa hè có gió thổi từ đai dương vào lục địa.
Ví dụ: Các khu vực ở đới nóng như Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a, một số nơi thuộc vĩ độ trung bình (Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì,…) thuộc miền khí hậu gió mùa nên thường có mưa nhiều vào mùa hè.
Dòng biển
+ Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.
+ Những nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.
Ví dụ: Ảnh hưởng của dòng biển lạnh đã tạo nên các hoang mạc ven đại dương như A-ta-ca-ma (Nam Mỹ), Na-míp (châu Phi),…
Địa hình
+ Sườn đón gió thường có mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
+ Cùng 1 sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, đến 1 độ cao nhất định, độ ổm không khí giảm sẽ không còn mưa.
Ví dụ: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho dườn tây Trường Sơn (sườn đón gió), khi vượt sang sườn khuất gió trở nên khô nóng, ít mưa.
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247
-
Vùng áp thấp nào có lượng mưa lớn?
bởi trang lan 30/08/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Mở đầu trang 46 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 47 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 48 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 33 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 33 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 34 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 35 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 36 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 36 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 7 trang 37 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST