YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất


Khí quyển là gì? Cấu trúc của khí quyển như thế nào? Khí quyển gồm những thành phần nào? Nhiệt độ không khí trên Trái Đất phân bố như thế nào? Hãy giải đáp các vấn đề này qua nội dung bài giảng của Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời.

- Khí quyển có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển. Một nửa khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất đến độ cao khoảng 5 km.

- Thành phần không khí trong khí quyển gồm: khí nitơ (chiếm khoảng 78% thể tích không khí), khí oxi (chiếm khoảng 21% thể tích không khí), khí cacbonic, hơi nước và các khí khác (chiếm khoảng 1% thể tích không khí).

- Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự hình thành; phát triển và bảo vệ sự sống của Trái Đất.

Thành phần không khí trong khí quyển

1.2. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

- Sự phân bố nhiệt độ trung bình trên Trái Đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của Vũ trụ và Mặt Trời.

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất phân bố không giống nhau, phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình, ...

a. Phân bố theo vĩ độ

- Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ là do Trái Đất có dạng hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.

- Càng vể gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

- Ví dụ: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của một số vĩ độ ở bán cầu Bắc như bảng 8 dưới đây.

Bảng 8. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Biên độ nhiệt năm (0C)

00

24,5

1,8

200

25,0

7,4

300

20,4

13,3

400

14,0

17,7

500

5,4

23,8

600

-0,6

29,0

700

-10,4

32,2

b. Phân bố theo lục địa và đại dương

Hình 8.1. Biên độ nhiệt thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương

Quan sát hình 8.1, ta thấy sự thay đổi của biên độ nhiệt theo vị trí gần hay xa đại dương:

- Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại. Vì vậy, nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. 

- Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

- Ngoài ra, ở những khu vực gần đại dương, nơi có dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh đi qua nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.

c. Phân bố theo địa hình

- Ở tẩng đối lưu, nhiệt độ không khí giảm dẩn theo độ cao, trung bình nhiệt độ giảm 0,60C khi lên cao 100m. Nguyên nhân do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt

- Nhiệt độ không khí còn phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi. Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại. Sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời như hình 8.2 dưới đây.

Hình 8.2. Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nhiệt độ không khí được phân bố như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Nhiệt độ không khí phân bố không đồng đều, chủ yếu phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình

+ Phân bố theo vĩ độ: càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít. Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

+ Phân bố theo lục địa và đại dương: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Ở những khu vực gần đại dương, nơi có dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh đi qua nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.

+ Phân bố theo địa hình: ở tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6oC; sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại, sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.

Bài tập 2: Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào?

Hướng dẫn giải:

- Điểm khác biệt cơ bản lớn nhất giữa dải hội tụ nhiệt đới với frông là về phạm vi hoạt động.

- Dải hội tụ có phạm vi hoạt động hẹp, chỉ hoạt động ở khu vực quanh xích đạo; còn frông hoạt động rộng, cả vùng ôn đới và cực.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được khái niệm khí quyển.

- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí, lục địa, đại dương, địa hình.

- Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ vẽ yếu tố nhiêt độ của khí quyển.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 39 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 39 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.1 trang 40 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.2 trang 40 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 41 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 41 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 41 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 41 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 26 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 27 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 27 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 28 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 8 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF