Câu hỏi trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 267945
Tổ lớp 12A1 có 12 học sinh. Số cách chọn 4 học sinh của tổ 1 làm trực nhật của ngày thứ hai là:
- A. 412
- B. 124
- C. \(C_{12}^4\)
- D. \(A_{12}^4\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 267946
Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=-2, {{u}_{6}}=8\). Tìm công sai d của cấp số cộng đó.
- A. d = -2
- B. d = 2
- C. \(d = \frac{5}{3}\)
- D. \(d = \frac{-5}{3}\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 267947
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên sau
Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
- A. (-1;1)
- B. \(\left( {4\,;\, + \infty } \right)\)
- C. \(\left( { - \infty \,;\,2} \right)\)
- D. (0;1)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 267949
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:
Số điểm cực trị của hàm số đã cho bằng
- A. 2
- B. 3
- C. 1
- D. 4
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 267950
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng xét dấu của đạo hàm như hình vẽ. Hàm số đã cho có bao nhiêu điểm cực trị?
- A. 1
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 267951
Cho hàm số \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\left( ad-bc\ne 0\,\,;ac\ne 0 \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên dưới. Tìm đường tiệm cận đứng và đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số?
- A. x = -1; y = 1
- B. x = 1; y = 2
- C. x = 1; y = 1
- D. x = 2; y = 1
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 267952
Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên dưới?
- A. \(y = - {x^3} + 3{x^2} + 2\)
- B. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 2\)
- C. \(y = {x^3} - 3x + 2\)
- D. \(y = {x^3} - 3x - 2\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 267953
Đồ thị của hàm số \(y={{x}^{4}}+4{{x}^{2}}-3\) cắt trục hoành tại bao nhiêu điểm?
- A. 0
- B. 2
- C. 1
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 267954
Cho a là số thực dương khác 4. Giá trị của \({{\log }_{\frac{a}{4}}}\left( \frac{{{a}^{3}}}{64} \right)\) bằng:
- A. -3
- B. 3
- C. \(\frac{1}{3}\)
- D. \(\frac{-1}{3}\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 267955
Tính đạo hàm của hàm số \(y = {\left( {\frac{1}{{2022}}} \right)^x}\)
- A. \(y' = {\left( {\frac{1}{{2022}}} \right)^x}\ln 2022\)
- B. \(y' = - {\left( {\frac{1}{{2022}}} \right)^x}\ln 2022\)
- C. \(y' = x{\left( {\frac{1}{{2022}}} \right)^{x - 1}}\ln 2022\)
- D. \(y' = - {\left( {\frac{1}{{2022}}} \right)^x}\frac{1}{{\ln 2022}}\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 267956
Với a là số thực khác 0. Khi đó \(\sqrt{{{a}^{4}}}\) bằng:
- A. a4
- B. a2
- C. a3
- D. \({a^{\frac{1}{2}}}\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 267957
Số nghiệm của phương trình \({3^{{x^2} - 2x}} = 1\) là
- A. 0
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 267958
Nghiệm của phương trình \({\log _5}\left( {2x} \right) = 2\) là:
- A. x = 5
- B. x = 2
- C. \(x = \frac{{25}}{2}\)
- D. \(x = \frac{1}{5}\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 267959
Cho hàm số \(f(x)=3-{{x}^{2}}+{{x}^{4}}\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
- A. \(\int {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 3x - \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{{x^5}}}{5} + C\)
- B. \(\int {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = - 2x + 4{x^3} + C\)
- C. \(\int {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 3x + \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{{x^5}}}{5} + C\)
- D. \(\int {f\left( x \right)} {\rm{d}}x = 3 - \frac{{{x^3}}}{3} + \frac{{{x^5}}}{5} + C\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 267960
Cho hàm số \(f\left( x \right)=\sin 3x\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
- A. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = \frac{1}{3}\cos 3x + C} \)
- B. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = - \frac{1}{3}\cos 3x + C} \)
- C. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = \cos 3x + C} \)
- D. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = - 3\cos 3x + C} \)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 267961
Cho \(\int\limits_{0}^{4}{f\left( x \right)dx=3}\) và \(\int\limits_{0}^{2}{g\left( 2x \right)dx=4}\). Tính \(\int\limits_{0}^{4}{\left[ f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]dx}\)
- A. \(\int\limits_0^4 {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx} = 1\)
- B. \(\int\limits_0^4 {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx} = - 1\)
- C. \(\int\limits_0^4 {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx} = - 5\)
- D. \(\int\limits_0^4 {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx} = 5\)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 267962
Tích phân \(\int\limits_0^1 {\left( {4{x^3} + 1} \right)} {\rm{d}}x\) bằng
- A. 2
- B. -2
- C. 1
- D. 0
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 267963
Số phức liên hợp của số phức \(z={{(2+i)}^{2}}\) là số phức
- A. \(\overline z = \,3 - 4i\)
- B. \(\overline z = \,3 + 4i\)
- C. \(\overline z = \, - 3 - 4i\)
- D. \(\overline z = \, - 3 + 4i\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 267964
Cho hai số phức \({{z}_{1}}=1+3i,\ {{z}_{2}}=3-i\). Phần thực của số phức \({{z}_{1}}+2{{z}_{2}}\) là
- A. 7
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 267965
Trong mặt phẳng tọa độ, điểm M(3;6) biểu diễn của số phức nào sau đây?
- A. z = 6 + 3i
- B. z = 3 + 6i
- C. z = 3 - 6i
- D. z = 6 - 3i
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 267966
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA$ vuông góc với đáy và \(SA=a\sqrt{2}\). Tính thể tích khối chóp S.ABCD.
- A. \({a^3}\frac{{\sqrt 2 }}{6}\)
- B. \({a^3}\frac{{\sqrt 2 }}{4}\)
- C. \({a^3}\sqrt 2 \)
- D. \({a^3}\frac{{\sqrt 2 }}{3}\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 267967
Một hình lập phương có cạnh bằng 3. Thể tích của lập phương là bao nhiêu?
- A. 9
- B. 27
- C. 81
- D. 36
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 267968
Gọi \(l,h,r\) lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình trụ. Công thức đúng là:
- A. R = h
- B. \({l^2} = {h^2} + {R^2}\)
- C. \({R^2} = {h^2} + {l^2}\)
- D. l = h
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 267970
Mặt phẳng đi qua trục hình trụ, cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông cạnh bằng a. Thể tích khối trụ bằng:
- A. \(\pi {a^3}\)
- B. \(\frac{{\pi {a^3}}}{3}\)
- C. \(\frac{{\pi {a^3}}}{2}\)
- D. \(\frac{{\pi {a^3}}}{4}\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 267972
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho hai điểm \(A\left( 0;-1;-2 \right)\) và \(B\left( 2;2;2 \right)\). Tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB là
- A. \(I\left( {2;1;0} \right)\)
- B. \(I\left( {1;\frac{1}{2};0} \right)\)
- C. \(I\left( {2;3;4} \right)\)
- D. \(I\left( {1;\frac{3}{2};2} \right)\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 267975
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}+{{z}^{2}}=36\). Tìm tọa độ tâm I và tính bán kính R của \(\left( S \right)\).
- A. \(I\left( {2; - 1;0} \right)\), R = 81
- B. \(I\left( {-2; 1;0} \right)\), R = 9
- C. \(I\left( {2; - 1;0} \right)\), R = 6
- D. \(I\left( {-2; 1;0} \right)\), R = 81
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 267977
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x-z-5=0.\) Điểm nào dưới đây thuộc \(\left( P \right)\)?
- A. \(Q\left( {2; - 1;5} \right)\)
- B. \(N\left( {2; - 3;0} \right)\)
- C. \(P\left( {0;2; - 3} \right)\)
- D. \(M\left( {2;0; - 3} \right)\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 267978
Trong không gian Oxyz, cho điểm A(2;3;-4) và \(\overrightarrow{OB}=4\overrightarrow{i}-\overrightarrow{j}-2\overrightarrow{k}\). Vectơ chỉ phương của đường thẳng AB là
- A. \(\vec u = (1; - 2;1).\)
- B. \(\vec u = ( - 1;2;1).\)
- C. \(\vec u = (6;2; - 3).\)
- D. \(\vec u = (3;1; - 3).\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 267980
Gieo một con súc sắc cân đối đồng chất 2 lần. Tính xác suất để tích số chấm xuất hiện trên con súc sắc trong 2 lần gieo là một số lẻ.
- A. 0,25
- B. 0,75
- C. 0,85
- D. 0,5
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 267982
Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến trên \(\mathbb{R}\)?
- A. \(y = {x^4} + {x^2} + 1\)
- B. \(y = {x^3} + x + 1\)
- C. \(y = \frac{{4x + 1}}{{x + 2}}\)
- D. \(y = \cot x\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 267985
Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-7x+1\) trên đoạn \(\left[ -2;1 \right]\).
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 267987
Tìm nghiệm của bất phương trình: \({2^{{x^2} - x + 8}} < {4^{1 - 3x}}\)
- A. - 3 < x < - 2
- B. \(\left[ \begin{array}{l} x > - 2\\ x < - 3 \end{array} \right.\)
- C. 2 < x < 3
- D. - 1 < x < 1
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 267989
Cho \(\int\limits_{1}^{3}{f\left( x \right)\text{d}x}=-5, \int\limits_{1}^{3}{\left[ f\left( x \right)-2g\left( x \right) \right]\text{d}x}=9\). Tính \(\int\limits_{1}^{3}{g\left( x \right)\text{d}x}\).
- A. I = 14
- B. I = -14
- C. I = 7
- D. I = -7
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 267990
Cho số phức z thỏa mãn \(z\left( 1+i \right)=3-5i\). Tính module của z.
- A. \(\sqrt {17} \)
- B. 16
- C. 17
- D. 4
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 267992
Cho hình lập phương \(ABCD.{A}'{B}'{C}'{D}'\) cạnh a. Gọi \(\alpha \) là góc giữa \({A}'C\) và \(\left( AD{D}'{A}' \right)\). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
- A. \(\alpha = 30^\circ \)
- B. \(\alpha = 45^\circ \)
- C. \(\tan \alpha = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
- D. \(\tan \alpha = \frac{2}{{\sqrt 3 }}\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 267994
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, \(SA\bot \left( ABCD \right)\) và SA=a. Khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng \(\left( SBD \right)\) bằng
- A. \(\frac{a}{2}\)
- B. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
- C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
- D. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 267995
Tìm độ dài đường kính của mặt cầu \(\left( S \right)\) có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2y+4z+2=0\).
- A. \(\sqrt 3 \)
- B. 2
- C. 1
- D. \(2\sqrt 3 \)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 267996
Trong không gian Oxyz, cho \(A\left( 1;-2;1 \right)\) và \(B\left( 0;1;3 \right)\) phương trình đường thẳng đi qua hai điểm A và B là
- A. \(\frac{{x + 1}}{{ - 1}} = \frac{{y - 3}}{{ - 2}} = \frac{{z - 2}}{1}\)
- B. \(\frac{x}{{ - 1}} = \frac{{y - 1}}{3} = \frac{{z - 3}}{2}\)
- C. \(\frac{{x + 1}}{{ - 1}} = \frac{{y - 2}}{3} = \frac{{z + 1}}{2}\)
- D. \(\frac{x}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 2}} = \frac{{z - 3}}{1}\)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 267997
Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\). Biết hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) có đồ thị như hình bên.
Trên \(\left[ -4;3 \right]\) hàm số \(g\left( x \right)=2f\left( x \right)+{{\left( 1-x \right)}^{2}}\) đạt giá trị nhỏ nhất tại điểm nào?
- A. \({x_0} = - 4\)
- B. \({x_0} = 3\)
- C. \({x_0} = - 3\)
- D. \({x_0} = 1\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 267998
Có tất cả bao nhiêu cặp giá trị thực \(\left( x;y \right)\) thỏa mãn đồng thời các điều kiện \({{3}^{\left| {{x}^{2}}-2x-3 \right|-{{\log }_{3}}5}}={{5}^{-\left( y+4 \right)}}\) và \(4\left| y \right|-\left| y-1 \right|+{{\left( y+3 \right)}^{2}}\le 8\)?
- A. 3
- B. 2
- C. 1
- D. 4
-
Câu 41: Mã câu hỏi: 267999
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} {e^x} + a\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,x \ge 0\\ - {x^3} + bx\,\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,x < 0 \end{array} \right.\) có đạo hàm tại \({x_0} = 0\). Tích phân \(I = \int\limits_{\ln \left( {\frac{e}{{e + 1}}} \right)}^{ - \ln \left( {e + 1} \right)} {\frac{1}{{1 + a{e^x}}}f\left( {\ln \left( {b{e^{ - x}} + a} \right)} \right)dx} = m - ne\). Giá trị của \(P = 2m + \frac{n}{2}\) bằng
- A. P = 3
- B. P = 5
- C. \(P = \frac{5}{2}\)
- D. \(P = \frac{3}{2}\)
-
Câu 42: Mã câu hỏi: 268000
Cho số phức z thay đổi thỏa mãn \(\left| z-1 \right|+\left| z-i \right|=4\). Gọi \(\left( C \right)\) là đường cong tạo bởi tất cả các điểm biểu diễn số phức \(\left( z-2i \right)\left( 2i+1 \right)\) khi z thay đổi. Tính diện tích S hình phẳng giới hạn bởi đường cong \(\left( C \right)\).
- A. \(S = 5\pi \sqrt 7 \)
- B. \(S = 10\pi \sqrt 7 \)
- C. \(S = 5\pi \sqrt {14} \)
- D. \(S = 10\pi \sqrt {14} \)
-
Câu 43: Mã câu hỏi: 268001
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, \(SA\bot \left( ABCD \right)\) và SA=a, góc giữa SC và mặt phẳng \(\left( SAB \right)\) bằng \({{30}^{0}}\) (tham khảo hình vẽ). Thể tích của khối chóp S.ABCD bằng:
- A. \(\frac{{{a^3}}}{2}\)
- B. \(\frac{{{a^3}}}{6}\)
- C. \(\frac{{{a^3}}}{{12}}\)
- D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
-
Câu 44: Mã câu hỏi: 268002
Từ một tấm bạt hình chữ nhật có kích thước \(12m\,\times \,6m\) như hình vẽ. Một nhóm học sinh trong quá trình đi dã ngoại đã gập đôi tấm bạt lại theo đoạn nối trung điểm 2 cạnh là chiều rộng của tấm bạt sao cho 2 mép chiều dài của tấm bạt sát đất và cách nhau \(x\,\,\,(m)\) (như hình vẽ). Tìm x để khoảng không gian trong lều là lớn nhất
- A. x = 4
- B. \(x = 3\sqrt 2 \)
- C. x = 3
- D. \(x = 3\sqrt 3 \)
-
Câu 45: Mã câu hỏi: 268003
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):x+y-2z-1=0\), \(\left( Q \right):2x+2y-4z+7=0\) và đường thẳng \(d:\frac{x}{2}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-2}{1}\). Đường thẳng \(\Delta \) cách đều hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\), đồng thời vuông góc và cắt đường thẳng d có phương trình là:
- A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = - 15 + 2t\\ y = 11 + 5t\\ z = - 7 + 6t \end{array} \right.\)
- B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = - 15 + t\\ y = 11 + 5t\\ z = - 7 + 3t \end{array} \right.\)
- C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = \frac{{15}}{2} + t\\ y = \frac{{11}}{4} + 5t\\ z = - \frac{7}{4} + 3t \end{array} \right.\)
- D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = - \frac{{29}}{4} + t\\ y = 4 + 5t\\ z = - 1 + 3t \end{array} \right.\)
-
Câu 46: Mã câu hỏi: 268004
Cho hàm số \(f(x)={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+1\) và \(g(x)=f\left( \left| f(x) \right|-m \right)\) cùng với x=-1;x=1 là hai điểm cực trị trong nhiều điểm cực trị của hàm số y=g(x). Khi đó số điểm cực trị của hàm y=g(x) là
- A. 14
- B. 15
- C. 9
- D. 11
-
Câu 47: Mã câu hỏi: 268005
Cho hàm số \(y = {x^2}{e^{ - x}}\). Khẳng định nào sau đây là đúng ?
- A. Hàm số có x = 0 là điểm cực đại, x = 2 là điểm cực tiểu.
- B. Hàm số có x = 0 là điểm cực tiểu, x = - 2 là điểm cực đại.
- C. Hàm số có x = 0 là điểm cực đại, x= - 2 là điểm cực tiểu.
- D. Hàm số có x = 0 là điểm cực tiểu, x = 2 là điểm cực đại.
-
Câu 48: Mã câu hỏi: 268006
Cho hàm số \(y={{x}^{2}}\) có đồ thị \(\left( C \right)\), biết rằng tồn tại hai điểm A,B thuộc đồ thị \(\left( C \right)\) sao cho tiếp tuyến tại A,B và đường thẳng vuông góc với hai tiếp tuyến tại A,B tạo thành một hình chữ nhật \(\left( H \right)\) có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Gọi \({{S}_{1}}\) là diện tích giới hạn bởi đồ thị \(\left( C \right)\) và hai tiếp tuyến, \(S{{}_{2}}\) là diện tích hình chữ nhật \(\left( H \right)\). Tính tỉ số \(\frac{{{S}_{1}}}{{{S}_{2}}}\)?
- A. \(\frac{1}{6}\)
- B. \(\frac{1}{3}\)
- C. \(\frac{{125}}{{768}}\)
- D. \(\frac{{125}}{{128}}\)
-
Câu 49: Mã câu hỏi: 268007
Xét các số phức \({{z}_{1}}=1+i,{{z}_{2}}=1-3i,{{z}_{3}}=4+i\) và số phức z thay đổi. Biết rằng tồn tại số phức \({{z}_{4}},{{z}_{5}},{{z}_{6}}\) mà \(\frac{{{z}_{4}}-{{z}_{2}}}{{{z}_{4}}-{{z}_{3}}},\frac{{{z}_{5}}-{{z}_{3}}}{{{z}_{5}}-{{z}_{1}}},\frac{{{z}_{6}}-{{z}_{1}}}{{{z}_{6}}-{{z}_{2}}}\) là các số thực, còn \(\frac{z-{{z}_{4}}}{{{z}_{2}}-{{z}_{3}}},\frac{z-{{z}_{5}}}{{{z}_{3}}-{{z}_{1}}},\frac{z-{{z}_{6}}}{{{z}_{1}}-{{z}_{2}}}\) thuần ảo. Tìm giá trị nhỏ nhất của \(T={{\left| z-{{z}_{4}} \right|}^{2}}+{{\left| z-{{z}_{5}} \right|}^{2}}+{{\left| z-{{z}_{6}} \right|}^{2}}.\)
- A. \(\frac{{72}}{5}.\)
- B. 3
- C. \(\frac{{72}}{{25}}.\)
- D. \(\frac{{18}}{{25}}.\)
-
Câu 50: Mã câu hỏi: 268008
Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {{{\log }_2}x} \right)^2} - 4{\log _2}x + 3 > 0\) là:
- A. \((0;2) \cup (8; + \infty )\).
- B. \(( - \infty ;2) \cup (8; + \infty )\).
- C. \((2;8)\)
- D. \((8; + \infty )\)