Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 31325
Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là
- A. nước thuộc địa của Pháp
- B. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền
- C. thuộc địa của Tây Ban Nha
- D. thuộc địa của Anh
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 31326
Không chiếm được Đà Nằng, thực dân Pháp tiến đánh
- A. Gia Định
- B. Biên Hòa
- C. Huế
- D. Vĩnh Long
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 31328
Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu cần Vương khi đang ở
- A. căn cứ Ba Đình
- B. căn cứ Tân Sở (Quảng Trị)
- C. Kinh đô Huế
- D. đồn Mang Cá
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 31329
Thực dân Anh chia Ấn Độ thành 2 quốc gia dựa:
- A. trên cơ sở lãnh thổ
- B. trên cơ sở về văn hóa
- C. trên cơ sở kinh tế
- D. trên cơ sở tôn giáo
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 31330
Liên Xô khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ 2 trong điều kiện:
- A. bị tổn thất nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2
- B. bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh
- C. chiếm được nhiều thuộc địa ở Đông Bắc Á và Đông Âu
- D. thu được nhiều chiến phí do Đức và Nhật bồi thường
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 31332
Hậu quả nặng nề, nghiêm trong nhất mang lại cho thế giới suốt thời gian chiến tranh lạnh là
- A. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang
- B. các nước, chi phí khổng lồ về sức người và sức của để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt
- C. hàng ngàn căn cứ quân sự được thành lập trên toàn cầu
- D. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 31333
Từ để chỉ phong trào đấu tranh giải phóng dân dộc ở các nước Mỹ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:
- A. “Lục địa bùng cháy”
- B. “Lục địa mới trỗi dậy”
- C. “Chàng khổng lồ thức dạy sau giấc ngủ dài”
- D. “Sân sau” của Mĩ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 31335
Sau chiến tranh lạnh, âm mưu của Mĩ là:
- A. vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới
- B. thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình
- C. dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác
- D. chuẩn bị đề ra chiến lược mới
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 31337
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại
- A. bắt tay với Trung Quốc
- B. triển khai chiến lược toàn cầu vói tham vọng bá chủ thế giới
- C. dung dưỡng Itxaren
- D. hòa bình, hợp tác với các nước trên thế giới
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 31338
Nhân vật không có mặt tại Hội nghị Ianta là
- A. Ru-dơ-ven
- B. Soc-sin
- C. Xta -lin
- D. Tơ-ru - man
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 31339
Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã đạt được những thành tựu là:
- A. Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
- B. kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới
- C. nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đòi sống nhân dân được cải thiện
- D. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên không gian
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 31340
Gọi là cách mạng khoa học công nghệ vì
- A. cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ
- B. với sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử
- C. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật
- D. cuộc cách mạng diễn ra trên lĩnh vực Sinh học
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 31341
Nhân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858?
- A. Trên vịnh Đà Nẵng, hải quân của triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp
- B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn Trà
- C. Ngay từ đầu, quân Pháp chiếm được bán đảo Sơn Trà
- D. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 31342
Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất (12/1873) và lần thứ 2 (5/1883) đều là chiến công của
- A. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
- B. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc với quân của Hoàng Tá Viêm
- C. quân triều đình
- D. dân binh Hà Nội
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 31343
Thành công lớn nhất của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
- A. lập được nhiều khối quân sự ở khắp toàn cầu
- B. thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống
- C. thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
- D. tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 31344
Năm 1960 gọi là “Năm châu Phi” vì
- A. cả châu Phi vùng dậy giành độc lập
- B. chủ nghĩa thực dân cũ bị tan rã ở châu Phi
- C. 17 nước châu Phi giành được độc lập
- D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 31345
Các nước thành viên đầu tiên của liên minh châu Âu (EU):
- A. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha
- B. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Anh
- C. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia
- D. Pháp, Tây Đức, Bỉ, Hà Lan, Luc - xăm -bua
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 31346
Lĩnh vực đi đầu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô là
- A. công nghiệp hàng tiêu dùng
- B. công nghiệp điện dân dụng
- C. công nghiệp quốc phòng
- D. công nghiệp nặng, chế tạo máy móc
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 31347
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, nhân dân Campuchia đã tiến hành nhiệm vụ
- A. tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc
- B. tiếp tục đấu tranh chống lại lực lượng Pônpốt- Iêngxari phản động
- C. bước đầu tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới
- D. liên kết, hợp tác với lực lượng Pônpốt
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 31348
Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kỳ vào
- A. từ 1960 đến 1973
- B. trong những năm 50 của thế kỷ XX
- C. từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến năm 1950
- D. từ 1973 đến nay
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 31349
Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1860, cục diện trên chiến trường Nam Kỳ có đặc điểm
- A. lực lượng quân Pháp bị hạn chế đáng kể về số lượng vì phải chia sẻ với các chiến trường khác
- B. quân đội triều đình nhà Nguyễn ít hơn quân Pháp
- C. lực lượng quân Pháp đông và mạnh
- D. tương quan lực lượng giữa ta và Pháp cân bằng nhau
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 31350
Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ là
- A. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực
- B. hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
- C. chế tạo các loại vũ khí hủy diệt
- D. làm thay đổi cơ cấu dân cư
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 31351
Nội dung không phải là quyết định quan trọng của hội nghị Ianta
- A. hình thành đồng minh chống phát xít
- B. thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng
- C. thành lập tổ chức Liên hợp quốc
- D. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 31352
Địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê
- A. bao gồm hầu hết các tỉnh Trung Kỳ
- B. bao gồm các tỉnh Trung Kỳ và Tây Nguyên
- C. bao gồm các tỉnh Trung Kỳ và một số tỉnh Bắc Kỳ
- D. bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 31353
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:
- A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới
- B. Mĩ trở thành nuớc tư bản giàu mạnh đứng thứ 2 trên thế giới
- C. kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang
- D. kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 31354
Nguyên nhân không dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
- A. áp dụng thành công thành tựu khoa học kỹ thuật
- B. nước Mĩ giàu tài nguyên, không bị chiến tranh tàn phá
- C. nhân dân Mĩ có lịch sử, truyền thống lâu đời
- D. lợi dụng chiến tranh để làm giàu
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 31355
Mục tiêu của chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là
- A. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
- B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
- C. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
- D. hòa bình, trung lập
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 31356
Đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ 2 đi vào giai đoạn kết thức, những vấn đề cấp bách nào đã đặt ra trước các nước Đồng Minh là:
- A. khôi phục kinh tế sau chiến tranh kết thúc
- B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia thành quả thắng lợi sau chiến tranh
- C. thành lập tòa án xét xử tội phạm chiến tranh
- D. bắt sống Hitle
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 31357
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
- A. Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật
- B. Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng
- C. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
- D. Phan Đình Phùng, Cao Thắng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 31359
Điểm khác nhau về mục đích trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử của Liên Xô và Mĩ
- A. khống chế các nước khác
- B. nô dịch các đồng minh
- C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- D. mở rộng lãnh thổ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 31364
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đuợc thành lập bởi 5 quốc gia vào:
- A. Tháng 8/1967 tại Xingapo
- B. Tháng 8/1976 tại Kua la lămpo
- C. Tháng 8/1967 tại Băng Cốc
- D. Tháng 8/1976 tại Manila
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 31373
Biến đổi quan trọng nhất sau chiến tranh thế giới thứ 2 của các nước Đông Nam Á là:
- A. kinh tế các nước Đông Nam Á đều phát triển
- B. hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành độc lập
- C. các nước Đông Nam Á đều tham gia ASEAN
- D. các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức Liên hợp quốc
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 31378
Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng là
- A. Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác
- B. cách mạng Trung Quốc thắng lợi
- C. nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản
- D. Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp Ước hợp tác
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 31383
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (l 1/1888), phong trào Cần Vương
- A. hoạt động cầm chừng
- B. thu hẹp vào miền Trung
- C. tiếp tục hoạt động rộng khắp
- D. chấm dứt hoạt động
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 31387
Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là:
- A. đặt ra yêu cầu phải cải cách để nâng cao sức cạnh tranh
- B. cơ cấu kinh tế các nước có sự chuyển biến
- C. nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc
- D. thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 31390
Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ thực hiện đường lối đối ngoại
- A. tiến hành xâm lược các nước láng giềng
- B. không ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức
- C. chạy đua vũ trang
- D. chính sách hòa bình, trung lập, tích cực
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 31392
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai?
- A. Nguyễn Tri Phương
- B. Nguyễn Trung Trực
- C. Nguyễn Hữu Huân
- D. Trương Định
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 31394
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay
- A. gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam
- B. bắt tay với Mĩ chống Liên Xô
- C. thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc
- D. mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 31396
Nguyên nhân chủ yếu nhất buộc Mĩ và Liên Xô phải tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” là
- A. cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho cả 2 nước tốn kém và suy giảm trên nhiều mặt
- B. sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ
- C. sự vươn lên mạnh mẽ của Tây Âu và Nhật Bản
- D. sự phát triển của khoa học kỹ thuật
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 31400
Các nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là:
- A. Malaixia, Philipin, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo
- B. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Brunây
- C. Mailaixia, Inđônêxia, Miến Điện, Thái Lan và Xingapo
- D. Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Philipin