Câu hỏi trắc nghiệm (50 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 81919
Điểm cực tiểu của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 5\) là điểm:
- A. M (1;3)
- B. N (-1;7)
- C. Q (3;1)
- D. P (7;-1)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 81925
Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 3{x^2} - 1\) là:
- A. \({x^3} + C\)
- B. \(\frac{{{x^3}}}{3} + x + C\)
- C. 6x + C
- D. \({x^3} - x + C\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 81927
Tìm các số thực m để hàm số \(y = \left( {m + 2} \right){x^3} + 3{x^2} + mx - 5\) có cực trị.
-
A.
\(\left[ \begin{array}{l}
m \ne - 2\\
- 3 < m < 1
\end{array} \right.\) - B. -3 < m < 1
-
C.
\(\left[ \begin{array}{l}
m < - 3\\
m > 1
\end{array} \right.\) - D. -2 < m < 1
-
A.
\(\left[ \begin{array}{l}
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 81929
Khối bát diện đều là khối đa diện loại nào?
- A. {3;4}
- B. {3;5}
- C. {5;3}
- D. {4;3}
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 81933
Cho lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông tại B, AB = 1, AC = 2, cạnh \({\rm{AA}}' = \sqrt 2 \). Hình chiếu vuông góc của A’ trên mặt đáy (ABC) trùng với chân đường cao hạ từ B của tam giác ABC. Thể tích V của khối lăng trụ đã cho là
- A. \(V = \frac{{\sqrt {21} }}{{12}}\)
- B. \(V = \frac{{\sqrt {7} }}{{4}}\)
- C. \(V = \frac{{\sqrt {21} }}{{4}}\)
- D. \(V = \frac{{3\sqrt {21} }}{4}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 81953
Cho hình bát diện đều cạnh 2. Gọi S là tổng diện tích tất cả các mặt của hình bát diện đó. Khi đó, S bằng
- A. S = 32
- B. \(S = 8\sqrt 3 \)
- C. \(S = 4\sqrt 3 \)
- D. \(S = 16\sqrt 3 \)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 81954
Phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k = 3 biến đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 1\) thành đường tròn có phương trình:
- A. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} = 9\)
- B. \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 1\)
- C. \({\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 9\)
- D. \({\left( {x + 3} \right)^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 9\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 81960
Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình sau:
Đồ thị hàm số y = f(x) cắt đường thẳng y = -2018 tại bao nhiêu điểm ?
- A. 4
- B. 0
- C. 2
- D. 1
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 81969
Cho tứ diện ABCD có \(AB \bot CD,\,\,AC \bot BD\). Góc giữa hai vecto \(\overrightarrow {AD} \) và \(\overrightarrow {BC} \) là
- A. \({30^0}\)
- B. \({45^0}\)
- C. \({60^0}\)
- D. \({90^0}\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 81970
Gọi V là thể tích của hình lập phương ABCD.A’B’C’D’, V1 là thể tích tứ diện A’ABD. Hệ thức nào sau đây đúng?
- A. \(V = 3{V_1}\)
- B. \(V = 4{V_1}\)
- C. \(V = 6{V_1}\)
- D. \(V = 2{V_1}\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 81972
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{{x^2} - mx + 1}}\) có đúng 3 đường tiệm cận.
- A. -2 < m < 2
-
B.
\(\left\{ \begin{array}{l}
m > 2\\
\left[ \begin{array}{l}
m < - 2\\
m \ne - \frac{5}{2}
\end{array} \right.
\end{array} \right.\) -
C.
\(\left[ \begin{array}{l}
m > 2\\
m < - 2
\end{array} \right.\) -
D.
\(\left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
m > 2\\
m \ne \frac{5}{2}
\end{array} \right.\\
m < - 2
\end{array} \right.\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 81973
Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right)}}\0
- A. \(D = R\backslash \left\{ {\left( {1 + 2k} \right)\pi ,k \in Z} \right\}\)
- B. \(D = R\backslash \left\{ {k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}\)
- C. \(D = R\backslash \left\{ {\left( {1 + 2k} \right)\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}\)
- D. \(D = R\backslash \left\{ {k\pi ,k \in Z} \right\}\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 81975
Cho hình chóp S.ABC có chiều cao bằng 9, diện tích đáy bằng 5. Gọi M là trung điểm cạnh SB và N thuộc cạnh SC sao cho NS = 2NC. Thể tích V của khối chóp A.BMNC là
- A. V = 10
- B. V = 30
- C. V = 5
- D. V = 15
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 81977
Trong các hàm số sau, hàm số nào có đồ thị như hình bên?
- A. \(y = {x^3} - 3x - 1\)
- B. \(y = {x^3} - 3{x^2} - 3x - 1\)
- C. \(y = \frac{1}{3}{x^3} + 3x - 1\)
- D. \(y = {x^3} + 3{x^2} - 3x + 1\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 81979
Hình hộp chữ nhật có ba kích thước là 3, 3, 4. Số mặt phẳng đối xứng của hình chữ nhật đó là
- A. 4
- B. 6
- C. 5
- D. 9
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 81983
Cho tứ diện ABCD. Gọi G1 và G2 lần lượt là trọng tâm các tam giác BCD và ACD. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
- A. \({G_1}{G_2} = \frac{2}{3}AB\)
- B. \({G_1}{G_2}//\left( {ABD} \right)\)
- C. \({G_1}{G_2}//\left( {ABC} \right)\)
- D. \(B{G_1},\,A{G_2}\) và CD đồng qui.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 81986
Thể tích của khối nón có chiều cao h = 6 và bán kính đáy R = 4 bằng
- A. \(V = 32\pi \)
- B. \(V = 96\pi \)
- C. \(V = 16\pi \)
- D. \(V = 48\pi \)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 81989
Rút gọn biểu thức \(B = {\log _{\frac{1}{a}}}\frac{{a.\sqrt[4]{{{a^3}}}.\sqrt[3]{{{a^2}}}}}{{\sqrt a .\sqrt[4]{a}}}\), ( giả sử tất cả các điều kiện đều được thỏa mãn ) ta được kết quả là
- A. \(\frac{{60}}{{91}}\)
- B. \( - \frac{{91}}{{60}}\)
- C. \(\frac{3}{5}\)
- D. \( - \frac{5}{3}\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 81991
Đồ thị hàm số \(y = \frac{{2017x - 2018}}{{x + 1}}\) có đường tiệm cận đứng là
- A. x = 2017
- B. x = -1
- C. y = -1
- D. y = 2017
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 81992
Tiếp tuyến đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\) tại điểm A (3;1) là đường thẳng
- A. y = - 9x - 26
- B. y = - 9x - 3
- C. y = 9x - 2
- D. y = 9x - 26
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 81994
Trong các hàm số sau, hàm số nào không xác định trên R ?
- A. \(y = {3^x}\)
- B. \(y = \log \left( {{x^2}} \right)\)
- C. \(y = \ln \left( {\left| x \right| + 1} \right)\)
- D. \(y = 0,{3^x}\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 81995
Trong mặt phẳng Oxy, khoảng cách từ điểm M (3;-4) đến đường thẳng \(\Delta :3x - 4y - 1 = 0\)
- A. \(\frac{8}{5}\)
- B. \(\frac{24}{5}\)
- C. \(\frac{12}{5}\)
- D. \(\frac{-24}{5}\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 81996
Tích của giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right) = x + \frac{4}{x}\) trên đoạn [1;3] bằng
- A. \(\frac{{65}}{3}\)
- B. 6
- C. 20
- D. \(\frac{{52}}{3}\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 81997
Số nghiệm của phương trình \({9^x} + {2.3^{x + 1}} - 7 = 0\) là
- A. 0
- B. 2
- C. 4
- D. 1
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 82000
Cho phương trình \(m{\cos ^2}x - 4\sin x\cos x + m - 2 = 0\). Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình có đúng một nghiệm thuộc \(\left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right]\) ?
- A. 2
- B. 3
- C. 1
- D. 0
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 82004
Cho cấp số nhân (un) có u1 = -3 và q = -2. Tính tổng 10 số hạng đầu liên tiếp của cấp số nhân
- A. \({S_{10}} = - 511\)
- B. \({S_{10}} = 1023\)
- C. \({S_{10}} = 1025\)
- D. \({S_{10}} = -1025\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 82009
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AD = 2a; \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) và
SA = a. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SCD) bằng
- A. \(\frac{{2a\sqrt 3 }}{3}\)
- B. \(\frac{{3a\sqrt 3 }}{2}\)
- C. \(\frac{{2a\sqrt 5 }}{5}\)
- D. \(\frac{{3a\sqrt 7 }}{7}\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 82011
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a mặt bên SAB là tam giác đều, mặt bên SCD là tam giác vuông cân tại S, gọi M là điểm thuộc đường thẳng CD sao cho BM vuông góc với SA. Tính thể tích V của khối chóp S.BDM
- A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{48}}\)
- B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)
- C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{32}}\)
- D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{16}}\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 82017
Tìm giá trị thực của tham số m để hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^3} - {x^2} + 2x - 2}}{{x - 1}},x \ne 1\\
3x + m,x = 1
\end{array} \right.\) liên tục tại x = 1.- A. m = 0
- B. m = 6
- C. m = 4
- D. m = 2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 82022
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A và có AB = a, \(BC = a\sqrt 3 \), mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC). Thể tích V của khối chóp S.ABC là
- A. \(V = \frac{{2{a^3}\sqrt 6 }}{{12}}.\)
- B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}.\)
- C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{{12}}.\)
- D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{4}.\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 82025
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{x^2} - 2x} \). Tập nghiệm S của bất phương trình \(f'\left( x \right) \ge f\left( x \right)\)có bao nhiêu giá trị nguyên ?
- A. 1
- B. 2
- C. 0
- D. 3
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 82032
Cho hàm số \(y = m{x^3} - {x^2} - 2x + 8m\)có đồ thị (Cm). Tìm tất cả giá trị tham số m để đồ thị (Cm) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.
- A. \(m \in \left[ { - \frac{1}{6};\frac{1}{2}} \right]\)
- B. \(m \in \left( { - \frac{1}{6};\frac{1}{2}} \right)\)
- C. \(m \in \left( { - \frac{1}{6};\frac{1}{2}} \right)\backslash \left\{ 0 \right\}.\)
- D. \(m \in \left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right)\backslash \left\{ 0 \right\}.\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 82036
Với giá trị nào của x thì biểu thức \(B = {\log _2}\left( {2x - 1} \right)\) xác định?
- A. \(x \in \left( { - \infty ;\frac{1}{2}} \right)\)
- B. \(x \in \left( { - 1; + \infty } \right)\)
- C. \(x \in R\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\)
- D. \(x \in \left( {\frac{1}{2}; + \infty } \right)\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 82038
Tập xác định D của hàm số \(y = {\left( {x + 1} \right)^{\frac{1}{3}}}\) là
- A. \(D = \left( { - \infty ; - 1} \right)\)
- B. D = R
- C. D = R\{-1}
- D. \(\left( { - 1; + \infty } \right)\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 82048
Cho hàm số f(x) xác định và liên tục trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\), có bảng biến thiên như hình sau:
Mệnh đề sau đây đúng?
- A. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 3} \right)\)
- B. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\)
- C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {-1; + \infty } \right)\)
- D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; 1} \right)\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 82051
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, chiều cao của chóp bằng \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\). Góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng
- A. 600
- B. 750
- C. 300
- D. 450
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 82054
Trên đồ thị của hàm số \(y = \frac{{2x - 5}}{{3x - 1}}\) có bao nhiêu điểm có tọa độ là các số nguyên?
- A. vô số
- B. 4
- C. 0
- D. 2
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 82060
Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ. Trên khoảng (-1; 3) đồ thị hàm số y = f(x) có mấy điểm cực trị?
- A. 0
- B. 2
- C. 3
- D. 1
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 82065
Giải bất phương trình \({\log _2}\left( {3x - 2} \right) > {\log _2}\left( {6 - 5x} \right)\) được tập nghiệm là (a;b). Hãy tính tổng S = a + b
- A. \(S = \frac{8}{3}.\)
- B. \(S = \frac{28}{15}.\)
- C. \(S = \frac{11}{5}.\)
- D. \(S = \frac{31}{6}.\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 82069
Hình đa diện ở hình bên có bao nhiêu mặt ?
- A. 8
- B. 12
- C. 10
- D. 11
-
Câu 41: Mã câu hỏi: 82107
Cho khối lăng trụ tam giác đều ABC.A’B’C’ có \({S_{ABC'}} = \sqrt 3 \). Mặt phẳng (ABC’) tạo với đáy một góc \(\alpha \). Tính \(\cos \alpha \) để \({V_{ABC.A'B'C'}}\) lớn nhất.
- A. \(\cos \alpha = \frac{1}{3}\)
- B. \(\cos \alpha = \frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
- C. \(\cos \alpha = \frac{2}{3}\)
- D. \(\cos \alpha = \frac{{\sqrt 2 }}{3}\)
-
Câu 42: Mã câu hỏi: 82112
Từ một hộp có 1000 thẻ được đánh số từ 1 đến 1000. Chọn ngẫu nhiên ra hai thẻ. Tính xác suất để chọn được hai thẻ sao cho tổng của các số ghi trên hai thẻ nhỏ hơn 700.
- A. \(\frac{{243250}}{{C_{1000}^2}}\)
- B. \(\frac{{121801}}{{C_{1000}^2}}\)
- C. \(\frac{{243253}}{{C_{1000}^2}}\)
- D. \(\frac{{121975}}{{C_{1000}^2}}\)
-
Câu 43: Mã câu hỏi: 82119
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A1B1C1 có AB = a, AC = 2a, \({\rm{A}}{{\rm{A}}_1} = 2a\sqrt 5 \) và \(\widehat {BAC} = {120^0}\). Gọi K, I lần lượt là trung điểm của các cạnh \(C{C_1},B{B_1}\). Khoảng cách từ điểm I đến mặt phẳng \(({A_1}BK)\) bằng
- A. \(a\sqrt {15} \)
- B. \(\frac{{a\sqrt 5 }}{6}\)
- C. \(\frac{{a\sqrt {15} }}{3}\)
- D. \(\frac{{a\sqrt 5 }}{3}\)
-
Câu 44: Mã câu hỏi: 82124
Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực m thuộc đoạn \(\left[ { - 2018;2018} \right]\) để hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + mx + 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\)
- A. 2007
- B. 2030
- C. 2005
- D. 2018
-
Câu 45: Mã câu hỏi: 82125
Do thời tiết ngày càng khắc nghiệt và nhà cách xa trường học, nên một thầy giáo muốn đúng 5 năm nữa có 500 triệu đồng để mua ô tô đi làm. Để đạt nguyện vọng, thầy có ý định mỗi tháng dành ra một số tiền cố định gửi vào ngân hàng (hình thức lãi kép) với lãi suất 0,5%/tháng. Hỏi số tiền ít nhất cần dành ra mỗi tháng để gửi tiết kiệm là bao nhiêu. (chọn đáp án gần nhất với số tiền thực)
- A. 7.632.000
- B. 6.820.000
- C. 7.540.000
- D. 7.131.000
-
Câu 46: Mã câu hỏi: 82128
Cho hàm số \(y = {x^4} - 2\left( {1 - {m^2}} \right){x^2} + m + 1\). Tìm tất các giá trị của tham số m để hàm số cực đại, cực tiểu và các điểm cực trị của đồ thị lập thành một tam giác có diện tích lớn nhất
- A. \(m = \frac{1}{2}\)
- B. m = 0
- C. m = 1
- D. \(m = - \frac{1}{2}\)
-
Câu 47: Mã câu hỏi: 82132
Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = 2019\ln \left( {{e^{\frac{x}{{2019}}}} + \sqrt e } \right)\). Tính giá trị biểu thức \(A = f'\left( 1 \right) + f'\left( 2 \right) + ... + f'\left( {2018} \right)\)
- A. 2018
- B. 1009
- C. \(\frac{{2017}}{2}\)
- D. \(\frac{{2019}}{2}\)
-
Câu 48: Mã câu hỏi: 82135
Một công ty cần xây dựng một cái kho chứa hàng dạng hình hộp chữ nhật (có nắp) bằng vật liệu gạch và xi măng có thể tích 2000 m3, đáy là hình chữ nhật có chiều dài bằng hai lần chiều rộng. Người ta cần tính toán sao cho chi phí xây dựng là thấp nhất, biết giá xây dựng là 500.000 đồng/m2. Khi đó chi phí thấp nhất gần với số nào dưới đây?
- A. 495969987
- B. 495279087
- C. 495288088
- D. 495289087
-
Câu 49: Mã câu hỏi: 82136
Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\). Nếu phương trình f(x) = 0 có ba nghiệm phân biệt thì phương trình \(2f\left( x \right).f''\left( x \right) = {\left[ {f'\left( x \right)} \right]^2}\) có nhiều nhất bao nhiêu nghiệm?
- A. 1 nghiệm
- B. 4 nghiệm
- C. 3 nghiệm
- D. 2 nghiệm
-
Câu 50: Mã câu hỏi: 82137
Tìm m để hàm số \(y = x + \sqrt {4 - {x^2}} + m\) có giá trị lớn nhất bằng \(3\sqrt 2 \)
- A. \(m = 2\sqrt 2 \)
- B. \(m = \sqrt 2 \)
- C. \(m = - \sqrt 2 \)
- D. \(m = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)