Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 243062
Từ mối quan hệ giữa trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) với hiệp định Pari năm 1973, anh (chị) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao?
- A. Thắng lợi trên mặt trận quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
- B. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao tạo ra thế mạnh cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
- C. Thắng lợi trên mặt trận quân sự góp phần vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
- D. Thắng lợi trên mặt trận quân sự có vai trò quan trong đối với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 243065
Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
- A. loại hình chiến dịch
- B. địa hình tác chiến
- C. đối tượng tác chiến
- D. lực lượng của tham chiến
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 243067
Điểm khác của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
- A. Địa hình tác chiến.
- B. Loại hình chiến dịch.
- C. Đối tượng tác chiến
- D. Lực lượng chủ yếu
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 243071
Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là có sự kết hợp giữa
- A. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động
- B. chiến trường chính và vùng sau lưng địch
- C. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân
- D. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 243074
Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định triệu tập Đại hội Đại biểu lần II của Đảng năm 1951?
- A. Do tình hình có sự chuyển biến đòi hỏi Đảng phải điều chỉnh, bổ sung đường lối
- B. Do yêu cầu kiện toàn tổ chức Đảng
- C. Do yêu cầu cần thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng
- D. Do yêu cầu cần đưa Đảng ra hoạt động công khai để tăng cường sự lãnh đạo
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 243077
Đại hội đại biểu toàn quốc lần II lại cần phải quyết triệt để vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương không xuất phát từ lý do nào sau đây?
- A. Do sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng ở Lào, Campuchia
- B. Do nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là tách Đảng
- C. Do yêu cầu làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết 3 nước Đông Dương
- D. Do yêu cầu thực hiện quyền dân tộc tự quyết của mỗi nước
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 243118
Những thắng lợi của Việt Nam trong những năm 1950-1953 phản ánh tính đúng đắn của đường lối gì?
- A. Độc lập dân tộc - chủ nghĩa xã hội
- B. Đánh lâu dài
- C. Kháng chiến - kiến quốc
- D. Tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 243121
Điểm bất lợi của thực dân Pháp khi đề ra và thực hiện kế hoạch Đờ lát đờ Tátxinhi so với kế hoạch Rơve là gì?
- A. Viện trợ của Mĩ bị cắt giảm
- B. Mất quyền chủ động trên chiến trường
- C. Lực lượng quân Âu - Phi đang bận tác chiến ở An-giê-ri
- D. Vùng đồng bằng Bắc Bộ đã bị Việt Minh chiếm giữ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 243129
Nội dung nào sau đây không phải điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve?
- A. Người đề xướng
- B. Mục tiêu chiến lược
- C. Quy mô cuộc chiến
- D. Kết quả
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 243134
Điểm mới trong kế hoạch Đờ lát đơ Tatxinhi (1950) so với kế hoạch Rơve (1949) của thực dân Pháp là gì?
- A. Tập trung bao vây căn cứ địa Việt Bắc.
- B. Tập trung kiểm soát trung du và đồng bằng
- C. Tấn công Việt Bắc với quy mô lớn.
- D. Kiểm soát biên giới Việt - Trung.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 243137
Điểm mấu chốt quyết định sự tồn vong của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra tại thời điểm tháng 7-1953 là gì?
- A. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
- B. 44 tiểu đoàn cơ động tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ
- C. Thắng lợi của quân Pháp ở Trung Bộ và Nam Đông Dương
- D. Lực lượng ngụy quân ở Việt Nam
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 243141
Bản chất của kế hoạch Nava của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương là
- A. một kế hoạch tập trung binh lực.
- B. một kế hoạch phân tán binh lực.
- C. kế hoạch thực dân kiểu cũ.
- D. kế hoạch chiếm đất giữ dân.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 243155
Theo anh (chị) sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III (12-1920) phản ánh điều gì?
- A. Sự chuyển biến trong nhận thức về con đường cách mạng vô sản
- B. Sự chuyển biến trong hành động tiếp nối từ sự chuyển biến tháng 7-1920
- C. Con đường cách mạng vô sản là sự lựa chọn tất yếu của Việt Nam
- D. Sự lựa chọn của Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 243160
Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc quyết định gửi đến hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)?
- A. Hội nghị Véc-xai là hội nghị giải quyết vấn đề thuộc địa
- B. Chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn
- C. Hội nghị Véc-xai là hội nghị phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
- D. Hội nghị Véc-xai khẳng định sẽ giải quyết vấn đề độc lập ở Đông Dương
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 243164
Đâu không phải là lý do khiến Nguyễn Tất Thành lựa chọn hướng cứu nước khác biệt so với các bậc tiền bối?
- A. Do thấy được hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối
- B. Do chịu ảnh hưởng của văn minh Pháp
- C. Do quan điểm muốn đánh đuổi kẻ thù phải hiểu rõ kẻ thù đó
- D. Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 243167
Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?
- A. Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý
- B. Khảo sát trên một phạm vi rộng
- C. Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý
- D. Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 243184
Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?
- A. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- B. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam
- C. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng
- D. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 243190
Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
- A. Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
- B. Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923)
- C. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921)
- D. Tham dự Đại ội V của Quốc tế cộng sản (1924)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 243201
Nhận định nào là đúng với phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1926 - 1929?
- A. ong trào còn dừng ở trình độ tự phát và phụ thuộc vào phong trào yêu nước.
- B. Phong trào công nhân bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
- C. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.
- D. Phong trào công nhân chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 243204
Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?
- A. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
- B. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
- C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- D. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 243214
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
- A. Góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam
- B. Chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản
- C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng
- D. Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 243216
Ý nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến trong phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926?
- A. Nhiệm vụ - mục tiêu
- B. Phương pháp đấu tranh
- C. Tổ chức chính trị
- D. Kết quả
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 243220
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng?
- A. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I.
- B. Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
- C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930.
- D. Luận cương chính trị.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 243223
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
- A. Thấy được mâu thuẫn cơ bản nhưng chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội
- B. Xác định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công- nông
- C. Chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng tả khuynh trong quốc tế cộng sản
- D. Không thấy được khả năng cách mạng của trung, tiểu địa chủ, tư sản, tiểu tư sản
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 243224
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
- A. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
- B. xác định động lực cách mạng là công nông.
- C. thành lập chính phủ công nông binh.
- D. tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 243227
Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 để lại bài học kinh nghiệm gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền.
- B. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hợp pháp.
- C. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- D. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 243231
Đâu không phải là lý do để khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?
- A. Kẻ thù là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc
- B. Mục tiêu đấu tranh là đòi quyền lợi cần thiết cho dân tộc
- C. Lực lượng tham gia chủ yếu là lực lượng dân tộc
- D. Mục tiêu trước mắt là giải phóng dân tộc
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 243236
Nét nổi bật của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì?
- A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.
- B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
- C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.
- D. Tập hợp một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và phương pháp đấu tranh phong phú.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 243241
Vì sao công tác mặt trận trong phong trào 1936-1939 ở giai đoạn đầu có nhưng điểm hạn chế?
- A. Do chưa thành lập được một mặt trận dân tộc thống nhất của riêng Việt Nam
- B. Do chưa tập hợp được toàn lực lượng dân tộc
- C. Do chưa xây dựng được khối liên minh công - nông làm nòng cốt
- D. Do tên mặt trận không phù hợp với nhiệm vụ của thời kì
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 243246
Điểm khác nhau về nhiệm vụ đấu tranh trước mắt giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là
- A. Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc
- B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
- C. Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp
- D. Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 243250
Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939?
- A. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 - 1945
- B. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc
- C. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông
- D. Đều sử dụng bạo lực cách mạng
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 243252
Hiệu quả lớn nhất mà nguyên tắc tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc đem lại cho Việt Nam đến trước ngày 19-12-1946 là gì?
- A. Phân hóa, cô lập thành công các thế lực thù địch, tập trung vào chống Pháp
- B. Loại bỏ được tất cả các thế lực ngoại xâm ra khỏi Việt Nam
- C. Nâng cao vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế
- D. Từng bước phá bỏ thế cô lập, buộc các nước phải công nhận nền độc lập
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 243256
Trong hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, điều khoản nào chứng tỏ ta đã bước đầu giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc?
- A. Pháp công nhận nền độc lập dân tộc của Việt Nam.
- B. Pháp công nhận địa vị pháp lý của Việt Nam.
- C. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
- D. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối liên hiệp Pháp.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 243262
Vì sao thực dân Anh lại giúp thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Do Anh muốn chia sẻ quyền lợi với người Pháp ở Đông Dương
- B. Do Anh muốn mượn tay Pháp để đàn áp cách mạng Việt Nam và hạn chế ảnh hưởng của Mĩ
- C. Do Anh muốn dùng Đông Dương để thương lượng với Pháp về Canada
- D. Do Anh muốn Pháp bị sa lầy ở Việt Nam để Anh vươn lên vị trí số 1 châu Âu
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 243267
Hồ Chủ tịch trước khi sang Pháp (1946) đã căn dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo anh (chị) điều "bất biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc đến là gì?
- A. Hoà bình
- B. Độc lập
- C. Tự do
- D. Tự chủ
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 243271
Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là
- A. Đảng cộng sản được hoạt động công khai.
- B. Đảm bảo an ninh quốc gia.
- C. Đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị.
- D. Giữ vững chủ quyền dân tộc.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 243274
Trong những năm 1945 -1946, chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp dựa trên nguyên tắc nào?
- A. Tuân thủ luật pháp quốc tế.
- B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
- C. Giữ vững độc lập dân tộc.
- D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 243277
Nguyên nhân chủ quan khiến những nỗ lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 với người Pháp không đạt được hiệu quả là gì?
- A. Do thái độ ngoan cố của thực dân Pháp
- B. Do thực lực của Việt Nam chưa đủ mạnh để tạo áp lực trên bàn đàm phán
- C. Do sự chi phối của các nước lớn
- D. Do sự đối lập về tư tưởng chủ chiến và chủ hòa trong chính phủ Việt Nam
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 243281
Nguyên nhân chủ yếu làm cuộc đấu tranh ngoại giao thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp chưa thắng lợi là
- A. Kẻ thù ngoan cố.
- B. Ta chưa có đủ thực lực.
- C. Bối cảnh quốc tế chưa thuận lợi.
- D. Sự chống phá của các lực lượng thù địch.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 243290
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
- A. Dựng nước đi đôi với giữ nước
- B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm
- C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc
- D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại