Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 422430
Chọn câu sai. Công của lực điện trường làm di chuyển điện tích q từ điểm A đến điểm B trong điện trường đều E:
- A. Tỉ lệ với độ lớn điện tích q di chuyển.
- B. Chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm A và điểm B.
- C. Bằng độ giảm của thế năng tĩnh điện của q giữa A và B.
- D. Phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ A đến B.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 422431
Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?
- A. Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
- B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
- C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều.
- D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 422432
Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
- A. Không khí khô.
- B. Nước tinh khiết.
- C. Thủy tinh.
- D. Dung dịch muối.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 422433
Chỉ ra công thức đúng của định luật Cu-lông trong chân không.
- A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
- B. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
- C. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)
- D. \(F = \frac{{{q_1}{q_2}}}{{kr}}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 422434
Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
- A. Electron chuyển động từ thanh êbônit sang dạ.
- B. Electron chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.
- C. Proton chuyển động từ dạ sang thanh êbônit.
- D. Proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 422436
Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
- A. \(\frac{F}{q}\)
- B. \(\frac{U}{d}\)
- C. \(\frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
- D. \(\frac{Q}{U}\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 422438
Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. C tỉ lệ thuận với Q.
- B. C tỉ lệ nghịch với U.
- C. C phụ thuộc vào Q và U.
- D. C không phụ thuộc vào Q và U.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 422439
Câu phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.
- B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.
- C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.
- D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 422442
Trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
- A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
- B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
- C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
- D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 422448
Chọn câu phát biểu đúng.
- A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của nó.
- B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
- C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
- D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 422450
Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất 10,6.10-8 Ω.m. Biết điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ từ 00 đến 20000C tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi bằng 3,9.10-3K-1. Điện trở suất của dây bạch kim này ở 16800C là
- A. \(79,{2.10^{ - 8}}\Omega m\)
- B. \(17,{8.10^{ - 8}}\Omega m\)
- C. \(39,{6.10^{ - 8}}\Omega m\)
- D. \(7,{92.10^{ - 8}}\Omega m\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 422452
Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?
- A. Nước biển.
- B. Nước sông.
- C. Nước mưa.
- D. Nước cất.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 422454
Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn đáp án đúng.
- A. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do.
- B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do.
- C. Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do.
- D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 422456
Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng?
Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một
- A. Thanh kim loại không mang điện tích.
- B. Thanh kim loại mang điện tích dương.
- C. Thanh kim loại mang điện tích âm.
- D. Thanh nhựa mang điện tích âm.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 422458
Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do
- A. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
- B. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
- C. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.
- D. Cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 422460
Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:
- A. 6,25.1015
- B. 1,6.1015
- C. 3,75.1015
- D. 3,2.1015
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 422461
Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ catốt đến anot?
- A. 8.10-15N
- B. 1,6.10-15N
- C. 2.10-15N
- D. 3,2.10-15N
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 422463
Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
- A. Chúng phải có cùng điện dung.
- B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
- C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
- D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 422466
Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
- A. 1,2 μC.
- B. 1,5 μC.
- C. 1,8 μC.
- D. 2,4 μC.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 422468
Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện lần lượt là
- A. 60 nC và 60 kV/m.
- B. 6 nC và 60 kV/m.
- C. 60 nC và 30 kV/m.
- D. 6 nC và 6 kV/m.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 422469
Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
- A. Tăng lên 3 lần.
- B. Giảm đi 3 lần.
- C. Tăng lên 9 lần.
- D. Giảm đi 9 lần.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 422472
Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp ba thì lực tương tác giữa chúng
- A. Tăng lên gấp đôi.
- B. Giảm đi một nửa.
- C. Giảm đi 4 lần.
- D. Không thay đổi.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 422475
Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực 36.10-3N. Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó.
- A. 0,1 μC
- B. 0,2 μC
- C. 0,15 μC
- D. 0,25 μC
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 422479
Một quả cầu tích điện 6,4.10-7C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hòa về điện?
- A. Thừa 4.1012 electron.
- B. Thiếu 4.1012 electron.
- C. Thừa 25.1012 electron.
- D. Thiếu 25.1013 electron.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 422489
Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau một khoảng r. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng 1,44.10-7 N. Tính r.
- A. 1 cm.
- B. 4 cm.
- C. 2 cm.
- D. 3 cm.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 422493
Thế năng của một positron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là \(- {4.10^{ - 19}}\;J\). Điện thế tại điểm M là
- A. 3,2 V.
- B. -3 V.
- C. 2 V.
- D. -2,5 V.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 422495
Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì công của lực điện 7 J. Hiệu điện thế \({U_{MN}}\) bằng
- A. 12 V.
- B. -12 V.
- C. 3 V.
- D. – 3,5 V.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 422498
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là \({U_{MN}} = 45{\rm{ }}V\). Công mà lực điện tác dụng lên một positron khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N là
- A. -8.10-18 J.
- B. +8.10-18 J.
- C. -7,2.10-18 J.
- D. +7,2.10-18 J.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 422500
Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
- B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
- C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.
- D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 422503
Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì
- A. giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.
- B. có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.
- C. cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0.
- D. cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 422512
Hai quả cầu nhỏ có điện tích lần lượt là \({q_1}\, = \,{2.10^{ - 8}}\,C,{q_2}\, = \,4,{5.10^{ - 8}}\,C\) tác dụng với nhau một lực bằng 0,1 N trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng:
- A. 0,9 m.
- B. 9 cm.
- C. 9 mm.
- D. 3 mm.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 422514
Hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 4 cm đẩy nhau một lực F = 10 N. Để lực đẩy giữa chúng là 2,5 N thì khoảng cách giữa chúng là:
- A. 1 cm.
- B. 4 cm.
- C. 8 cm.
- D. 10 cm.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 422517
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 100 V. Chọn phát biểu đúng.
- A. Điện thế ở M là 100 V.
- B. Điện thế ở N bằng 0.
- C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
- D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 100 V.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 422519
Độ lớn điện trường tại một điểm gây ra bởi một điện tích điểm không phụ thuộc vào
- A. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
- B. độ lớn điện tích thử.
- C. hằng số điện môi của môi trường.
- D. độ lớn điện tích đó.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 422521
Đặt một điện tích thử có điện tích \(q\, = \, - 1\,\mu C\) tại một điểm, nó chịu một lực điện 1 mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là:
- A. 1000 V/m, từ trái sang phải.
- B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
- C. 1 V/m, từ trái sang phải.
- D. 1 V/m, từ phải sang trái.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 422524
Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
- A. A = EIt.
- B. A= UIt.
- C. A = EI.
- D. A = UI.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 422526
Hai nguồn điện có \({E_1}\, = \,3\,V,\,{r_1}\, = \,0,5\,\Omega ;\)\(\,{E_2}\, = \,1,5\,V,\,{r_2}\, = \,1\,\Omega \) mắc nối tiếp thành mạch kín. Hiệu điện thế giữa hai cực mỗi nguồn
- A. 0 V.
- B. 2,0 V.
- C. 1,5 V.
- D. 3 V.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 422528
Câu phát biểu nào sai khi nói về tính dẫn điện của chất điện phân?
- A. Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.
- B. Độ dẫn điện của chất điện phân tăng khi nhiệt độ tăng.
- C. Điện trở của chất điện phân giảm khi nhiệt độ tăng.
- D. Khi acquy được nạp điện, dòng điện qua acquy cũng là dòng điện trong chất điện phân.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 422533
Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r được mắc với điện trở mạch ngoài là một điện trở R. Hiệu suất của nguồn điện là H = 80%. Tỉ số giữa điện trở trong của nguồn điện r và điện trở mạch ngoài R là:
- A. 0,80.
- B. 0,20.
- C. 0,40.
- D. 0,25.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 422536
Một động cơ điện một chiều có điện trở thuần của các cuộn dây là r = 4 Ω, mắc nối tiếp với một điện trở R = 8 Ω. Tất cả được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi và bằng 24 V. Động cơ khi đó hoạt động bình thường và cường độ dòng điện chạy qua động cơ là 0,5 A. Công suất điện năng chuyển hóa thành cơ năng ở động cơ là:
- A. 3 W.
- B. 12 W.
- C. 10 W.
- D. 9 W.