Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 325355
Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Gọi UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn cảm và tụ điện. Biết UL = 2UR = 2UC. Kết luận nào dưới đây về độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là đúng?
- A. u sớm pha hơn i một góc π/4.
- B. u chậm pha hơn i một góc π/4.
- C. u sớm pha hơn i một góc 3π/4.
- D. u chậm pha hơn i một góc π/3.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 325356
Cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp (L là cuộn dây thuần cảm). Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tu điện UC = 160 V, hai đầu đoạn mạch U = 160 V. Điện áp trên tụ điện lệch pha so với điện áp hai đầu mạch là π/3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là:
- A. 80 V
- B. V
- C. 120 V
- D. 90 V
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 325362
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần 30 (Ω) mắc nối tiếp với cuộn dây. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây là 120 V. Dòng điện trong mạch lệch pha π/6 so với điện áp hai đầu đoạn mạch và lệch pha π/3 so với điện áp hai đầu cuộn dây. Cường độ hiệu dụng dòng qua mạch bằng
- A. 3\(\sqrt 3 \)
- B. 3
- C. 4
- D. \(\sqrt 2 \)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 325363
Cho các kết luận sau về sóng âm
(1) Sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz gọi là âm nghe được (âm thanh)
(2)Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.
(3) Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặt trưng vật lí của âm. Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.
(4) Độ cao của âm gắn liền với tần số âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
(5) Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.
Số kết luận đúng là
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 325364
Khi mộ sóng âm truyền từ nước ra không khí thì
- A. tần số không đổi, bước sóng tăng.
- B. tần số không đổi, bước sóng giảm.
- C. tần số giảm, bước sóng không đổi.
- D. tần số tăng, bước sóng không đổi.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 325365
Để đo độ sâu vực sâu nhất thế giới Mariana ở Thái Bình Dương, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,53s người ta mới nhận được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Vận tốc truyền của siêu âm trong nước biển là 1500m/s, trong không khí là 340m/s. Độ sâu vực Mariana là
- A. 2470,1m
- B. 4940,2m
- C. 21795m
- D. 10897,5m
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 325366
Chọn câu đúng : Chu kì dao động của con lắc lò xo là
- A. \(T = \sqrt {\frac{{k\pi }}{m}} \)
- B. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
- C. \(T = \frac{\pi }{2}\sqrt {\frac{k}{m}} \)
- D. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 325367
Dao động tắt dần:
- A. Có biên độ giảm dần theo thời gian
- B. Luôn có lợi
- C. Có biên độ không đổi theo thời gian
- D. Luôn có hại
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 325368
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 4\sqrt 2 \,{\rm{cos}}\left( {10\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)cm,\,\,{x_2} = 4\sqrt 2 \,{\rm{cos}}\left( {10\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\) có phương trình là:
- A. \(x = 8\,{\rm{cos}}\left( {10\pi t + \frac{\pi }{{12}}} \right)cm\)
- B. \(x = 4\sqrt 2 \,{\rm{cos}}\left( {10\pi t + \frac{\pi }{{12}}} \right)cm\)
- C. \(x = 8\,{\rm{cos}}\left( {10\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\)
- D. \(x = 4\sqrt 2 \,{\rm{cos}}\left( {10\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)cm\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 325369
Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, biên độ \({A_1}\) và \({A_2}\) có biên độ \(A\) thỏa mãn điều kiện nào là:
- A. \(A = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
- B. \(A \le {A_1} + {A_2}\)
- C. \(A \ge \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\)
- D. \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right| \le A \le {A_1} + {A_2}\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 325370
Sóng âm khi truyền trong chất rắn có thể là sóng dọc hoặc sóng ngang và lan truyền với tốc độ khác nhau. Tại trung tâm phòng chống thiên tai nhận được hai tín hiệu từ một vụ động đất cách nhau một khoảng thời gian \(270s\). Hỏi tâm chấn động đất cách nơi nhận được tín hiệu bao xa? Biết tốc độ truyền sóng trong lòng đất với sóng ngang và sóng dọc lần lượt là \(5\,km/s\) và \(8\,\,km/s\).
- A. \(570km\)
- B. \(3200km\)
- C. \(730km\)
- D. \(3600km\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 325371
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha là:
- A. \(\lambda /4\)
- B. \(\lambda \)
- C. \(2\lambda \)
- D. \(\lambda /2\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 325372
Đơn vị cường độ âm là:
- A. \(N/{m^2}\)
- B. \({\rm{W}}/{m^2}\).
- C. \({\rm{W}}/m\)
- D. \(B\,\,(Ben)\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 325373
Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.
- B. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.
- C. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.
- D. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc biên độ dao động.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 325374
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục \(Ox\) với biên độ \(20mm\), tần số \(2Hz\). Tại thời điểm \(t = 0s\) vật đi qua vị trí có li độ \(1cm\) theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là:
- A. \(x = 2{\rm{cos}}\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)cm\)
- B. \(x = 2{\rm{cos}}\left( {4\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)cm\)
- C. \(x = 1{\rm{cos}}\left( {4\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm\)
- D. \(x = 1{\rm{cos}}\left( {4\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)cm\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 325375
Đặt điện áp \(u = {U_o}\cos \omega t\) (\({U_o}\) không đổi, \(\omega \) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(R\), cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) và tụ điện có điện dung \(C\) mắc nối tiếp. Tổng trở của mạch là
- A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L - \omega C} \right)}^2}} \)
- B. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\frac{1}{{\omega L}} - \omega C} \right)}^2}} \)
- C. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L} \right)}^2} - {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \)
- D. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L - \frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 325376
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại \(A\) và \(B\) dao động theo phương trình \({u_A} = {u_B} = a\cos 30\pi t\) (\(a\) không đổi, \(t\) tính bằng \(s\)). Tốc độ truyền sóng trong nước là \(60cm/s\). Hai điểm \(P,Q\) nằm tren mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là \(PA - PB = 6cm,\,\,QA - QB = 12cm\). Kết luận về dao động của \(P,Q\) là
- A. \(P\) có biên độ cực tiểu, \(Q\) có biên độ cực đại.
- B. \(P,\,\,Q\) có biên độ cực tiểu.
- C. \(P,\,\,Q\) có biên độ cực đại.
- D. \(P\) có biên độ cực đại, \(Q\) có biên độ cực tiểu.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 325377
Trên một sợi dây đàn hồi dài \(1m\), hai đầu cố định, đang có sóng dừng với \(5\) nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là:
- A. \(2m\)
- B. \(0,5m\)
- C. \(1,5m\)
- D. \(1m\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 325378
Một vật dao động điều hòa với biên độ \(A\) và chu kì \(T\). Trong khoảng thời gian \(\Delta t = 4T/3\), quãng đường lớn nhất \(\left( {{S_{\max }}} \right)\) mà vật đi được là:
- A. \(4A - A\sqrt 3 \)
- B. \(A + A\sqrt 3 \)
- C. \(4A + A\sqrt 3 \)
- D. \(2A\sqrt 3 \)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 325379
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể. Hòn bi đang ở vị trí cân bằng thì được kéo xuống dưới theo phương thẳng đứng một đoạn \(3cm\) rồi thả nhẹ cho nó dao động. Hòn bi thực hiện \(50\) dao động mất \(20s\). Cho \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Tỉ số độ lớn lực đàn hồi cực đại và lực đàn hồi cực tiểu của lò xo \(\left( {\frac{{{F_{dh\max }}}}{{{F_{dh\min }}}}} \right)\) khi dao động là:
- A. \(7\)
- B. \(0\)
- C. \(1/7\)
- D. \(4\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 325380
Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm Vật lý Trường THPT Lê Hồng Phong. Bạn Thảo Lớp Toán K29 đo chiều dài con lắc đơn có kết quả là \(l = 100,00 \pm 1,00cm\) thì chu kì dao động \(T = 2,00 \pm 0,01s\). Lấy \({\pi ^2} = 9,87\). Gia tốc trọng trường tại đó là:
- A. \(g = 9,801 \pm 0,002m/{s^2}\)
- B. \(g = 9,801 \pm 0,0035m/{s^2}\)
- C. \(g = 9,87 \pm 0,20m/{s^2}\)
- D. \(g = 9,801 \pm 0,01m/{s^2}\)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 325381
Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp \({t_1} = 2,2\,\left( s \right)\) và \({t_2} = 2,9\,\left( s \right)\). Tính từ thời điểm ban đầu (\({t_o} = 0\,s\)) đến thời điểm \({t_2}\) chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng số lần là:
- A. \(3\) lần
- B. \(4\) lần
- C. \(6\) lần
- D. \(5\) lần
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 325382
Một vật có khối lượng \({m_1}\) treo vào một lò xo độ cứng \(k\) thì chu kì dao động là \({T_1} = 3\,\,s\). Thay vật \({m_1}\) bằng vật \({m_2}\) thì chu kì dao động \({T_2} = 2\,\,s\). Thay vật \({m_2}\) bằng vật có khối lượng \(\left( {2{m_1} + 4,5{m_2}} \right)\) thì chu kì dao động của con lắc là:
- A. \(1/6\,\,s\)
- B. \(0,5s\)
- C. \(1/3\,\,s\)
- D. \(6s\)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 325383
Hai nguồn phát sóng kết hợp \(A\) và \(B\) trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình : \({u_A} = {u_B} = A\cos \left( {100\pi t} \right)\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng \(1m/s\). \(I\) là trung điểm của \(AB\). \(M\) là điểm nằm trên đoạn \(AI,\,\,N\) là điểm nằm trên đoạn \(IB.\) Biết \(IM = 5cm\) và \(IN = 6,5cm\). Số điểm nằm trên đoạn \(MN\) có biên độ cực đại cùng pha với \(I\) là:
- A. \(7\)
- B. \(4\)
- C. \(5\)
- D. \(6\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 325384
Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương trình dao động của các vật lần lượt là \({x_1} = {A_1}\cos \left( {{\omega _1}t + {\varphi _1}\,} \right)\,\,(cm)\) và \({x_2} = {A_2}\cos \left( {{\omega _2}t + {\varphi _2}\,} \right)\,\,(cm)\). Biết \(2{x_1}^2 + 3{x_2}^2 = 50\,\left( {c{m^2}} \right)\). Tại thời điểm \({t_1}\), vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ \({x_1} = 1cm\) với vận tốc \({v_1} = 15cm/s\). Khi đó vật thứ hai có tốc độ bằng
- A. \(8cm/s\)
- B. \(5cm/s\)
- C. \(2,5cm/s\)
- D. \(5\sqrt 3 cm/s\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 325385
Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có cường độ là \(i = {I_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)\,\left( {m > 0} \right).\)Đại lượng \(\omega \) được gọi là
- A. tần số góc của dòng điện
- B. Cường độ dòng điện cực đại
- C. pha của dòng điện
- D. chu kì của dòng điện
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 325386
Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động
- A. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
- B. Có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
- C. cùng tần số, cùng phương.
- D. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 325387
Trên một sợi dây đang có sóng dừng, khoảng cách ngắn nhất giữa một nút và một bụng là \(2cm.\) Sóng truyền trên dây có bước sóng là
- A. 4 cm.
- B. 2 cm.
- C. 1 cm.
- D. 8 cm.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 325388
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) vào hai đầu điện trở R thì cường độ dòng điện chạy qua R là
- A. \(i = {I_0}\cos \omega t.\)
- B. \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{2}} \right).\)
- C. \(i = {U_0}\cos \left( {\omega t - \dfrac{\pi }{2}} \right).\)
- D. \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 325389
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc \(\omega \) chạy quay qua thì tổng trở của đoạn mạch là
- A. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {\dfrac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)
- B. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {\dfrac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} \)
- C. \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {C\omega } \right)}^2}} \)
- D. \(\sqrt {{R^2} - {{\left( {C\omega } \right)}^2}} \)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 325390
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) (với \({U_0}\) không đổi, \(\omega \) thay đổi) vao hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, khi \(\omega = {\omega _0}\) thì trong mạch có cộng hưởng điện. Tần số góc \({\omega _0}\) là
- A. \(2\sqrt {LC} .\)
- B. \(\dfrac{2}{{\sqrt {LC} }}\)
- C. \(\dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
- D. \(\sqrt {LC} \)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 325391
Một vật dao động điều hòa với tần số góc \(\omega \). Khi vật ở vị trí có li độ x, gia tốc của vật là
- A. \( - {\omega ^2}{x^2}.\)
- B. \(\omega x.\)
- C. \( - \omega x.\)
- D. \( - \omega {x^2}.\)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 325392
Tại một nơi trên mặt đất có \(g = 9,8m/{s^2},\)một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 0,9 s, chiều dài của con lắc là
- A. 38 cm
- B. 480 cm
- C. 16 cm
- D. 20 cm
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 325393
Một sóng cơ hình sin truyền dọc theo trục Ox. Quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì bằng
- A. hai lần bước sóng
- B. nửa bước sóng
- C. ba lần bước sóng
- D. một bước sóng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 325394
Đặc trung nào sau đay là một đặc trưng vật lý của âm ?
- A. Độ to của âm
- B. Độ cao của âm
- C. Tần số âm
- D. Âm sắc.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 325395
Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right).\) Vận tốc của vật được tính bằng công thức
- A. \(v = \omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
- B. \(v = - \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
- C. \(v = - \omega A\sin \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
- D. \(v = \omega A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 325396
Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động
- A. nhanh dần.
- B. chậm dần đều.
- C. chậm dần.
- D. nhanh dần đều.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 325398
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang. Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi
- A. vật có vận tốc cực đại.
- B. vật đi qua vị trí cân bằng.
- C. lò xo có chiều dài cực đại.
- D. lò xo không biến dạng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 325400
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là:
- A. \(\sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)
- B. \(\sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)
- C. \(2\pi \sqrt {\dfrac{m}{k}} .\)
- D. \(2\pi \sqrt {\dfrac{k}{m}} .\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 325401
Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm \({q_1}\) và \({q_2}\) đặt cách nhau một khoảng \(r\) trong chân không được tính theo công thức
- A. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
- B. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2{r^2}}}\)
- C. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2r}}\)
- D. \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)