Đến với bài học này các em sẽ được củng có kiến thức, nắm vững công thức tính động năng, thế năng, cơ năng. Biết được mối liên hệ giữa cơ năng và biên độ, cách tính thời gian nén hoặc giãn trong một chu kỳ của con lắc lò xo trong các trường hợp nằm ngang, treo thẳng đứng…
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Hôm nay chúng ta tiếp tục dạng 4 của bài con lắc lò xo, thực ra dạng 4 này được tách ra hai dạng, nhưng một trong hai dạng này là dạng năng lượng mà chúng ta đã làm rất nhiều ở bài dao động điều hòa nên được gộp lại với dạng bài liên quan đến thời gian nén, dãn trong một chu kỳ. Đây là dạng cuối cùng của bài con lắc lò xo.
Năng lượng của con lắc lò xo? Con lắc lò xo dao động điều hòa thì năng lượng của con lắc lò xo cũng chính là năng lượng dao động điều hòa. Nó có thêm công thức để chúng ta giải quyết bài toán. Chúng ta cũng tìm hiểu thêm về hời gian nén, dãn trong một chu kỳ mà những đề thi những năm gần đây rất hay hỏi.
* Năng lượng của con lắc lò xo
+ Wđ \(=\frac{1}{2}mv^2 = \underbrace{ \frac{1}{2}m\omega ^2A^2 }_{W}.\sin^2(\omega t + \varphi )\)
+ Wt \(=\frac{1}{2}kx^2 = \underbrace{ \frac{1}{2}k A^2 }_{W}.\cos ^2(\omega t + \varphi )\)
+ W = Wđ + Wt = \(\frac{1}{2}mv^2 + \frac{1}{2}kx^2\) (hằng số)
W = Wđ max = \(\frac{1}{2}mv_{max}^{2}\)
W = Wt max = \(\frac{1}{2}kA^2\)
Đối với con lắc lò xo thì W \(\notin\) m, W tỉ lệ với A2
* Thời gian lò xo nén, giãn trong 1 chu kỳ
+ TH: Con lắc lò xo nằm ngang
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} Trong \ 1T \hspace{1,6cm}\\ \Delta t_{dan} = \Delta t_{nen} = \frac{T}{2} \end{matrix}\right.\)
+ TH: Con lắc lò xo treo thẳng đứng
\(\cdot \ Khi\ A\leq \Delta \ell \Rightarrow \left\{\begin{matrix} Trong \ 1T\\ \Delta t_{dan} = T\\ \Delta t_{nen} = 0 \end{matrix}\right.\)
\(\cdot \ Khi\ A > \Delta \ell \Rightarrow \left\{\begin{matrix} Trong \ 1T \hspace{2,4cm} \\ \Delta t_{nen} = 2.\frac{T}{2 \pi } \cos ^{-1}\left ( \frac{\Delta \ell}{A} \right )\\ \Delta t_{dan} = T - \Delta t_{nen} \hspace{0,9cm} \end{matrix}\right.\)
* Các trường hợp đặc biệt: Con lắc lò xo treo thẳng đứng
+ TH1: \(A = 2.\Delta \ell\)
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} Trong\ 1T \hspace{1,8cm}\\ \Delta t_{nen} = \frac{T}{3} \hspace{1,8cm}\\ \Delta t_{dan} = T - \frac{T}{3} = \frac{2T}{3} \end{matrix}\right.\)
+ TH2: \(A = \sqrt{2}.\Delta \ell\)
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} Trong \ 1T \hspace{2cm} \\ \Delta t_{nen} = \frac{T}{4} \hspace{1,9cm} \\ \Delta t_{dan} = T - \frac{T}{4} = \frac{3T}{4} \end{matrix}\right.\)
+ TH3: \(A = \frac{\sqrt{3}}{2}.\Delta \ell\)
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} Trong\ 1T \hspace{1,8cm} \\ \Delta t_{nen} = \frac{T}{6} \hspace{1,8cm}\\ \Delta t_{dan} = T - \frac{T}{6} = \frac{5T}{6} \end{matrix}\right.\)
Tổng quát: \(A > \Delta \ell\)
\(\left\{\begin{matrix} Trong \ 1T \hspace{2,4cm} \\ \Delta t_{nen} = 2.\frac{T}{2 \pi } \cos ^{-1}\left ( \frac{\Delta \ell}{A} \right )\\ \Delta t_{dan} = T - \Delta t_{nen} \hspace{0,9cm} \end{matrix}\right.\)
VD1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có k = 100 N/m; m = 100g. Từ VTCB truyền cho vật vận tốc \(20 \pi\) cm/s để vật dao động điều hòa.
a/ Tìm W?
b/ Tìm khi x = 1 cm?
c/ Tìm thời gian lò xo nén dãn trong 1 chu kỳ?
Giải:
m = 100g = 0,1kg
\(v_{max} = 20 \pi \ cm/s = 0,2 \pi \ m/s\)
a/ \(W = \frac{1}{2}mv_{max}^{2} = \frac{1}{2}.0,1.(0,2 \pi)^2 =0,02 \ J\)
b/
\(\cdot \ x = 1\ cm \Rightarrow W_t = \frac{1}{2}kx^2\)
\(\Rightarrow W_t = \frac{1}{2}.100(1.10^{-2})^2 = 5.10^{-3}\)
⇒ \(=\frac{W - W_t}{W_t} = \frac{W}{W_t} - 1 = 3\)
\(\cdot \ \omega = \sqrt{\frac{k}{m}} = 10 \pi \Rightarrow A = \frac{v_{max}}{\omega } = 2 \ (cm)\)
⇒ \(= \left ( \frac{A}{x} \right )^2 - 1 = 3\)
c/ \(\Delta \ell = \frac{mg}{k} = \frac{0,1.10}{100} = 0,01\ m = 1\ cm\)
\(\Rightarrow \Delta \ell = \frac{A}{2} \Rightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta t_{nen} = \frac{T}{3} = \frac{1}{15}(s)\\ \Delta t_{dan} = \frac{2T}{3} = \frac{2}{15}(s) \end{matrix}\right.\)
VD2: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm k = 20 N/m; m = 50g. Trong 1 chu kỳ thời gian lò xo giãn gấp 2 lần thời gian lò xo nén. Tìm W?
Giải:
\(\left\{\begin{matrix} \Delta t_{dan} = 2\Delta t_{nen} \ \ \ \ \ \ \\ \Delta t_{dan} + 2\Delta t_{nen} = T \end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow \Delta t_{nen} = \frac{T}{3} \Rightarrow A = 2\Delta \ell\)
Ta có: \(\Delta \ell = \frac{mg}{k} = \frac{0,05.10}{20} = 0,025 \ m\)
\(\Rightarrow A = 2\Delta \ell = 0,05 \ m = 5.10^{-2} \ m\)
\(W = \frac{1}{2}k.A^2 = \frac{1}{2}20.(5-10^{-2})^2\)
\(\Rightarrow W = 25.10^{-3} \ J = 0,025 \ J\)