Cộng hưởng điện là 1 trong những phần kiến thức quan trọng của chương trình vật lý 12, thường xuyên góp mặt trong các đề thi tuyển sinh ĐH và THPT Quốc gia, vì vậy, sau khi học xong bài này, các em cần phải nắm được:
-
Viết được công thức định luật Ôm cho đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.
-
Nêu được đặc điểm của đoạn mạch có R, L, C nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện .
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chúng ta tiếp tục học dạng 3 của bài 2, đây là dạng cuối cùng của bài có tên Cộng hưởng điện. Vậy cộng hưởng là gì? Ở đâu có cộng hưởng thì ở đó có lực cưỡng bức hay nói cách khác dao động cưỡng bức mới có khả năng gây ra cộng hưởng. Và ở bài đầu tiên của chuyên đề Dòng điện xoay chiều, chúng ta đã nói rất rõ, bản chất của dòng điện xoay chiều là một dao động cưỡng bức, cho nên dao động cưỡng bức gây ra cộng hưởng điện là một kết quả đặc biệt. Cho nên những bài toán hay hay, lạ lạ, có cái gì đó lớn nhất, nhỏ nhất rất dễ xảy ra cộng hưởng điện.
Khi các em học xong phần điện này các em có thể biết gần 40 dấu hiệu cộng hưởng điện. Và khi xảy ra cộng hưởng, có một điều đặc biệt đó là mọi thứ xảy ra đồng thời.
Ta có: \(I = \frac{U}{Z} = \frac{U}{\sqrt{R^2} + (Z_L - Z_C)^2}\)
Do U không đổi ⇒ Imax ⇒ Zmin
⇒ ZL - ZC = 0 ⇔ ZL = ZC: Mạch xảy ra cộng hưởng điện
Lúc này:
\(\cdot \ L\omega = \frac{1}{C\omega } \Leftrightarrow LC\omega ^2 = 1 \Leftrightarrow \omega =\frac{1}{\sqrt{LC}} \rightarrow \left\{\begin{matrix} T = 2 \pi \sqrt{LC}\\ f = \frac{1}{2\pi \sqrt{LC}} \ \ \ \end{matrix}\right.\)
\(\cdot \ U_L = U_C \rightarrow u_L = - u_C \left ( u_L = \frac{Z_L}{Z_C}u_C \right )\)
\(\cdot \ I_{max} = \frac{U}{Z_{min}} = \frac{U}{R} \Leftrightarrow U_{R\ max} = U \ (U_R \leq U)\)
\(\cdot \ \varphi = 0\): u cùng pha i, suy ra:
+ u cùng pha với uR
+ u cùng pha với uL
+ u cùng pha với uC
* Thay đổi L hoặc C hoặc \(\omega\) để xảy ra cộng hưởng điện
⇒ ZL = ZC
* Ghép với C một tụ C' để xảy ra cộng hưởng điện
\(\Rightarrow Z_{C_b} = Z_L\)
+ Nếu \(Z_{C_b} > Z_C\) ⇒ ghép C' nối tiếp C
\(\Rightarrow Z_{C'} = Z_{C_b} - Z_{C} \Rightarrow Z_{C} = \frac{1}{Z_{C'}\omega }\)
+ Nếu \(Z_{C_b} < Z_C\) ⇒ ghép C' song song C \(\Rightarrow Z_{C'} = \frac{Z_{C}.Z_{C_b}}{Z_{C} - Z_{C_b}} \Rightarrow C' = \frac{1}{Z_{C'}\omega }\)
VD1: Đặt điện áp \(u = 200\sqrt{2}\cos 100 \pi t\) (V) vào 2 đầu mạch RLC ghép nối tiếp có \(R = 100\ (\Omega) ;\ L = \frac{1}{\pi }\ (H); \ C = \frac{10^{-4}}{2 \pi }\ (F)\)
a) Viết biểu thức i?
b) Ghép C' với C thì \(U_R = 200 \ (\Omega)\). Viết biểu thức i lúc này?
Giải:
a)
\(Z_L = 100 \ (\Omega), Z_C = 200 \ (\Omega)\)
\(U_0 = 200\sqrt{2}\)
\(\omega = 100\pi\)
\(\varphi _u = 0\)
Viết i: (bấm máy tính)
\(\frac{U_0 \ \angle \ \varphi _u}{R + (Z_L - Z_C)^2i} = \frac{200\sqrt{2}}{100 + (100 - 200)^2i}\)
\(=a+bi \ \ \ Shift \rightarrow 2\rightarrow 3 = I_0 \ \angle\ \varphi _i \ \ \ \ \left ( 2 \ \angle \ \frac{\pi }{4} \right )\)
Vậy \(i = 2\cos \left ( 100\pi t + \frac{\pi}{4} \right ) \ (A)\)
b) Ghép C' với C ⇒ UR = 200 V = U ⇒ Cộng hưởng điện
\(I_{max} = \frac{U}{R} \Rightarrow I_{0\ max} = \frac{U_0}{R} = 2\sqrt{2} \ (A)\)
\(\varphi _i = \varphi _u = 0\)
Vậy \(i = 2\sqrt{2}\cos100 \pi t \ (A)\)
Mở rộng: Ghép C' với C và có cộng hưởng điện ⇒ \(Z_{C_b} = Z_L = 100 < Z_C = 200\) ⇒ Ghép //
VD2: Đặt điện áp \(u = 160\sqrt{2}\cos (100 \pi t - \frac{\pi }{6})\) (V) vào đầu mạch RLC có CR2 = 16L thì điện áp hai đầu mạch vuông pha điện áp hai đầu tụ C. Tìm UR, UL, UC?
Giải:
\(u \perp u_C\) ⇒ Cộng hưởng điện
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} U_R = U = 160 \ (V)\ (U_0 \rightarrow U = 160)\\ U_L = U_C \ \ \ (1)\hspace{4cm} \end{matrix}\right.\)
Mà: \(CR^2 = 16L \Rightarrow R^2 = 16\frac{L}{C} = 16\frac{L\omega }{C\omega }\)
\(\Rightarrow R^2 = 16Z_L.Z_C \Rightarrow U_{R}^{2} = 16U_L.U_C \ \ (2)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow U_L = U_C = \frac{U_R}{4} = 40\ (\Omega )\)