Bài giảng Bài toán va chạm nhằm giúp học sinh hiểu được khái niệm va chạm, phân biệt được từng loại va chạm và đặc điểm của chúng. Qua đó, nắm được các kiến thức cơ bản áp dụng giải các bài toán va chạm từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó rút ra kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các bài toán va chạm một cách ngắn gọn và đúng nhất.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chúng ta xét qua dạng 3: Bài toán va chạm. Ở lớp 10, chúng ta đã học về va chạm và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số dạng của bài toán va chạm có thể gặp trong các đề thi.
* Va chạm mềm (Va chạm tuyệt đối không đàn hồi)
* Trước va chạm:
+ Vật m1 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_1}\).
+ Vật m2 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_2}\).
⇒ Động lượng: \(\overrightarrow{P_t} = m_1 \overrightarrow{v_1} + m_2 \overrightarrow{v_2}\)
* Sau va chạm: hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v}\).
⇒ Động lượng: \(\overrightarrow{P_s} = (m_1 + m_2).\overrightarrow{v}\)
ĐLBT động lượng: \(\overrightarrow{P_s} = \overrightarrow{P_t}\)
\(\Rightarrow (m_1 + m_2)\overrightarrow{v} = m_1 \overrightarrow{v_1} + m_2 \overrightarrow{v_2}\)
Nếu \(\overrightarrow{v_1}\), \(\overrightarrow{v_2}\) cùng phương thì:
\(\Rightarrow (m_1 + m_2)v = m_1 v_1 + m_2 v_2\)
* Trong va chạm mềm không có định luật bảo toàn năng lượng (vì có nội năng sinh ra)
\(Q = \frac{1}{2} m_1 v_{1}^{2} + \frac{1}{2} m_2 v_{2}^{2} - \frac{1}{2} (m_1 + m_2)v^2\)
* Va chạm tuyệt đối đàn hồi
* Trước va chạm:
+ Vật m1 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_1}\).
+ Vật m2 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v_2}\).
⇒ Động lượng: \(\overrightarrow{P_t} = m_1 \overrightarrow{v_1} + m_2 \overrightarrow{v_2}\)
* Sau va chạm:
+ Vật m1 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v'_1}\).
+ Vật m2 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v'_2}\).
⇒ Động lượng: \(\overrightarrow{P_s} = m_1 \overrightarrow{v'_1} + m_2 \overrightarrow{v'_2}\)
ĐLBT động lượng: \(\overrightarrow{P_s} = \overrightarrow{P_t}\)
\(\Rightarrow m_1\overrightarrow{v'_1} + m_2\overrightarrow{v'_2} = m_1\overrightarrow{v_1} + m_2\overrightarrow{v_2}\)
Nếu \(\overrightarrow{v_1}\), \(\overrightarrow{v_2}\) cùng phương thì:
\(m_1v'_1 + m_2v'_2 = m_1v_1 + m_2v_2 \ (1)\)
ĐLBT năng lượng:
\(\frac{1}{2}m_1{v'_1}^2 + \frac{1}{2} m_2{v'_2}^2 = \frac{1}{2} m_1{v_1}^2 + \frac{1}{2} m_2{v_2}^2 \ (2)\)
Từ (1) và (2) ⇒ Kết quả
VD1: Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m, vật nặng m1 = 900 g đang nằm cân bằng trên mặt phẳng ngang. Viên dạn có khối lượng m2 = 100 g bay với vận tốc 2 m/s theo phương trục lò xo đến va chạm mềm với m1. Sau va chạm 2 vật cùng dao động điều hòa với biên độ A. Tìm A?
Giải:
k = 100 N/m
m1 = 900 g, v1 = 0
m2 = 100 g, v2 = 2 m/s
Theo ĐLBT động lượng: \(m_2\overrightarrow{v_2} = (m_1 + m_2) \overrightarrow{v}\)
\(\Rightarrow v = \frac{m_2v_2}{m_1+ m_2} = \frac{100.2}{900+100} = 0,2\ m/s = 20\ cm/s\)
\(\Rightarrow v_{max} = v = 20\ cm/s\)
\(\cdot \ A = \frac{v_{max}}{\omega }\)
\(\cdot \ \omega = \sqrt{\frac{k}{m}} = \sqrt{\frac{k}{m_1 + m_2}} = \sqrt{\frac{100}{0,9+0,1}} = 10\ rad/s\)
\(\Rightarrow A = \frac{v_{max}}{\omega } = \frac{20}{10}=2\ (cm)\)
VD2: Vật có khối lượng m rơi từ độ cao h lên một đĩa cân gắn vào một lò xo có độ cứng k, vật và đĩa cân dính vào nhau dao động điều hòa. Bỏ qua khối lượng đĩa cân, gia tốc trọng trường g, bỏ qua mọi lực cản. Tìm biểu thức biên độ A?
Giải:
• Vận tốc của vật m khi vừa chạm đĩa cân:
\(v = \sqrt{2gh}\)
\(\Rightarrow \overrightarrow{P_t} = m \overrightarrow{v}\)
\(\overrightarrow{P_s} = \overrightarrow{P_t} = m \overrightarrow{v}\)
Tại vị trí: \(\left\{\begin{matrix} |x| = \Delta \ell \ \ \\ v = \sqrt{2gh} \end{matrix}\right.\)
\(\omega = \sqrt{\frac{k}{m}}\)
\(\Rightarrow A = \sqrt{x^2 + \frac{v^2}{\omega ^2}} = \sqrt{{\Delta \ell }^2 + \frac{2gh}{k}.m}\)