YOMEDIA
NONE
  • Trình bày hiểu biết và cách đánh giá của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt (Truyện ngắn "Vợ nhặt" - Kim Lân). Từ đó, hãy liên hệ với nhân vật thị Nở (truyện ngắn "Chí Phèo" - Nam Cao) để phát hiện những nét riêng của các nhà văn khi khắc họa thân phận con người. (5 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu chung:
      • Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để tạo lập văn bản.
      • Bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
    • Yêu cầu cụ thể:
    • Giới thiêụ:
      • Hình ảnh người phụ nữ trong văn chương và những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi nhà văn.
      • Mỗi thời kì, do điểm nhìn, do thưc̣ tế đời sống xã hội khác nhau mà mối quan tâm đối với thân phâṇ của những người phụ nữ lao động cũng sẽ có những đổi thay mang tính tất yếu. Kim Lân qua truyện ngắn “Vợ nhặt” và Nam Cao qua truyện ngắn “Chí Phèo” đã thể hiện phần nào những đổi thay mang tính tất yếu đó.
    • Phân tích hình tượng người vợ nhăṭ:
      • Cảnh ngộ
        • Là nạn nhân của khung cảnh đói: nạn đói khủng khiếp.
        • Bơ vơ, đơn độc (dễ dàng theo không một người đàn ông xấu xí, xa lạ không chỉ vì đói khát cùng cực mà còn vì sau lưng có lẽ không còn người thân nào).
      • Đặc điểm:
        • Ngoại hình: tiều tụy vì bị cái đói, cái chết vắt kiệt sự sống.
        • Nội tâm: có sự đổi thay theo sự đổi thay của hoàn cảnh sống.
          • Trước khi làm vợ Tràng:
            • Đanh đá, chanh chua, chao chát, chỏng lỏn (qua cách nói năng, đối đáp với Tràng).
            • Trơ trẽn (qua cách đòi ăn và cách ăn uống). Tuy nhiên, có thể hiểu, những biểu hiện này có một căn nguyên sâu xa là tình trạng đơn độc, đói khát. Sự đơn độc khiến người phụ nữ sử dụng lời lẽ ghê gớm như môṭ thứ vũ khí tự vệ, sự đói khát cùng cực khiến chị ta tạm thời gạt bỏ lòng tự trọng để đảm bảo nhu cầu sinh tồn ... Bởi thế, những biểu hiện của chị ta không đáng ghét mà đáng cảm thông.
          • Sau khi làm vợ Tràng:
            • E dè, ý tứ:
              • Trên đường về , dù có bực bội trước sự tò mò của dân xóm ngụ cư và những lời trêu đùa của đám trẻ con thì cũng chỉ dám càu nhàu rất khẽ đến mức Tràng đi ngay bên cạnh cũng không nghe thấy gì.
              • Thất vọng khi đối diêṇ với gia cảnh tồi tàn của Tràng song vẫn cố nén tiếng thở dài trong lồng ngực.
              • Vào trong nhà chỉ dám ngồi mớm ở mép giường, tay khư khư bưng cái thúng con.
              • Bà cụ Tứ về, chị chủ động cất tiếng chào u.
            • Hiền hậu đúng mực (qua cảm nhận của Tràng)
            • Chăm chỉ, chịu khó (dậy sớm quét dọn nhà cửa, cùng bà cụ Tứ chuẩn bị cho bữa cơm ngày đói.
            • Tế nhị, có ý thực chịu đựng và chia sẻ: ánh mắt tối lại khi đón bát cám từ tay người mẹ nhưng vẫn điềm nhiên ăn, góp chuyện trong bữa ăn ngày đói...
      • Thân phận:
        • Trước naṇ đói:
          • Bèo bọt, vô nghĩa
          • Không có tên.
          • Bị nạn đói dồn đến bờ vực cuộc sống, phải chấp nhận thành “vợ nhặt” chỉ với bốn bát bánh đúc và mấy câu đùa vu vơ.
        • Trong các mối quan hệ con người: Được trân trọng, yêu thương, có một gia đình đầm ấm với người mẹ hiền từ, giàu lòng thương con, người chồng có tình nghĩa, có trách nhiệm.
        • Trong mối quan hệ với những vận động của xã hội (Việt Minh phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo): có hi vọng về một tương lai.
    • Liên hệ với nhân vật thị Nở:
      • Hoàn cảnh: Éo le - sống ở làng Vũ Đại đầy định kiến, nhà nghèo, có mả hủi...
      • Đặc điểm:
        • Ngoại hình: xấu ma chê quỷ hờn.
        • Nội tâm: Có tình thương, tình nghĩa (nấu cháo giúp Chí giải cảm). Có tự trọng và khát khao hạnh phúc (xin phép bà cô để được chung sống một cách chính thức với Chí Phèo).
      • Thân phận:
        • Bị hắt hủi, kì thị, xa lánh chỉ vì xấu xí, dở hơi, nhà có mả hủi.
        • Bị từ chối quyền được hạnh phúc (không thể lấy chồng, không đươc̣ nuôi con).
    • Đánh giá:
      • Khi miêu tả thân phâṇ người phụ nữ, Nam Cao nhấn mạnh vào tình cảnh bi thảm, bộc lộ cái nhìn cảm thông, thương xót và cách nhìn bi quan. Để lý giải thực trạng này, Nam Cao không chỉ chú ý vào bản chất của xã hôị mà còn chú ý đến sức mạnh của định kiến trong xã hội ấy.
      • Khi miêu tả thân phận người phụ nữ, Kim Lân không chỉ thấy thảm cảnh mà còn hướng nhân vật tới một tương lai bằng những tín hiệu tốt lành, bộc lộ cái nhìn khách quan, tin tưởng bên cạnh sự cảm thông, yêu thương vốn có trong những tâm hồn nghệ sĩ. Để lí giải những thay đổi có thể có trong cuộc sống, số phận con người, Kim Lân đã chú ý tới những tín hiệu dù còn chưa thật rõ rệt của những vận động, đổi thay trong xã hội. Đó là kết quả của những trải nghiệm quý giá của nhà văn khi hòa mình vào đời sống cách mạng, kháng chiến.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 58891

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON