YOMEDIA
NONE
  • Nguyễn Minh Châu viết về nhân vật chánh án Đẩu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trong Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ”. Câu văn này gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì về tình huống nhận thức trong tác phẩm?

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu chung:
      • Học sinh phải biết kết hợp các kiến thức kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ, văn có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
      • Triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.
    • Yêu cầu cụ thể
      • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
        • Trình bày đủ mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài phải bao gồm nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ và làm sáng tỏ vấn đề; phần kết khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
        • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: mối liên hệ giữa câu nói và tình huống truyện.
      • Chia vấn đề nghị luận phù hợp; các vấn đề nghị luận triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các lập luận triển khai các luận điểm (phải có sử dụng các thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp nêu lí lẽ và dẫn chứng. Có thể trình bày theo cách sau:
        • Mở bài:
          • Giới thiệu sơ lược về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm.
          • Giới thiệu vấn đề nghị luận: mối liên hệ giữa câu nói và tình huống truyện.
          • Dẫn đề.
        • Thân bài: 
          • Sơ lược nội dung văn bản, tóm tắt tác, vị trí câu nói:          
          • Giải thích nội dung câu nói:       
            • Câu văn thể hiện suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật Đẩu; cũng có thể hiểu là suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng sau khi đã trực tiếp chứng kiến chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài và câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện. Nhận thức mới xuất hiện trong tâm trí chánh án Đẩu - con người tốt bụng, chính trực (vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển), tạo nên dáng vẻ suy tư, trăn trở (trong Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ).
          • Suy nghĩ về tình huống nhận thức trong tác phẩm: Câu văn có mối liên hệ với tình huống nhận thức trong tác phẩm. Có thể hiểu đây là kết quả của quá trình thay đổi nhận thức: từ lầm lẫn, ngộ nhận đến thấu hiểu, cảm thông,… Cả Phùng, Đẩu đã hiểu ra được nhiều điều: hiểu được cuộc sống từ cảnh ngộ đến tâm tư của những người dân hàng chài, thông cảm với họ, trân trọng phẩm chất tốt đẹp của họ và hiểu cả chính mình; hiểu được mối quan hệ phức tạp, đa chiều của đời sống.
        • Kết bài
          • Khẳng định lại vấn đề: Tình huống nhận thức trong truyện có một vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Qua đó, nhà văn đã gửi gắm thông điệp: đừng nhìn cuộc sống, con người dễ dãi, một chiều; hãy dõi ánh nhìn trĩu nặng yêu thương về cuộc sống, con người để thấu hiểu, cảm thông,trân trọng. 
          • Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.           
      • Sáng tạo
        • Có nhiều diễn đạt sáng tạo, độc đáo (câu, từ ngữ, hình ảnh, yếu tố biểu cảm,...); thể hiện được suy nghĩ riêng sâu sắc phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp.
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu (1,0 điểm)
        • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 63117

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF