YOMEDIA
NONE
  • Phân tích tình cảm sâu nặng và cao đẹp của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. (5.0 điểm)

    (Theo Ngữ văn 9, tập một, trang 195, NXB Giáo dục, 2008)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cần đảm bảo đầy đủ các ý sau:
      • Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm
        • Tác giả Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014): là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
        • Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
        • Tác phẩm Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên.
        • Khái quát nội dung tác phẩm: thể hiện tình cha con sâu đậm trong hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt và được thể hiện rõ trong nhân vật ông Sáu.
      • Phân tích
        • Giới thiệu về ông Sáu
          • Là người nông dân Nam Bộ, giàu lòng yêu nước.
          • Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với cách mạng.
          • Hi sinh vì tổ quốc.
          • Ông Sáu là người anh hùng dân tộc trong thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”, thời đại cả nước kháng chiến chống Mỹ ác liệt, bom đạn khốc liệt. Bên cạnh đó, thông qua hình tượng nhân vật ông Sáu, tác giả còn làm nổi bật tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
        • Trong 3 ngày ngắn ngủi về thăm con:
          • Xúc động mãnh liệt trong khoảnh khắc gặp lại con sau 8 năm xa cách với các hành động:
            • Vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con
            • Đưa tay đón con
            • Bước những bước dài tới bên con
            • Khuôn mặt biển đồi vì nỗi xúc động
          • Đau đớn vì bé Thu không đáp lại tình cảm của ông mà sợ hãi bỏ chạy: hình ảnh ông “sầm mặt lại”; “đứng sững lại”; “hai tay buông thõng như bị gãy”.
            • Đau khổ, bất lực vì không biết làm thế nào để san bằng khoảng cách của không gian, thời gian.
          • Suốt 3 ngày phép ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi:
            • Ông không đi đâu, chỉ quanh quần bên con
            • Ông không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đầu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của con.
            • Thậm chí khi con bé chối từ sự chăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữ được bình tĩnh mà trách phạt con.
            • Ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình.
          • Khi chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.
            • Anh không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rầu.
            • Ánh mắt cho thấy nỗi xót xa, cả sự yếu đuối của 1 người lính trước tình cảm gia đình.
            • Giọt nước mắt mà ông cố giấu, lời hứa trở về cùng chiếc lược ngà cho con đã gói trọn tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, mãnh liệt mà ông dành cho con.
            • Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tình cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đầy.
        • Khi ông trở lại chiến trường:
          • Luôn cảm thấy ân hận, khổ tâm vì đã đánh con.
          • Không quên lời hứa với con. Ông hiểu mơ ước ngây thơ của con. Cô bé muốn có một vật dụng để luôn nhớ về cha.
            • Dồn nỗi nhớ, tình yêu và sự day dứt vào việc làm chiếc lược ngà.
            • Ông tỉ mỉ của từng răng lược, cẩn thận khắc từng nét chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
            • Lúc nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
          • Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu.
            • Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt.
            • Cây lược ấy đã được trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát.
            • ⇒ Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con.
        • Nhận xét
          • Ông Sáu là biểu tượng của người lính yêu nước, người cha giàu tình yêu thương con.
          • Tác giả xây dựng những tình huống đặc sắc.
          • Nghệ thuật kể chuyện bất ngờ, hấp dẫn.
          • Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung vào tình cha con, tình đồng chí trong những hoàn cảnh éo le. Đặc biệt là tình cảm cha con sâu nặng, cao đẹp của người chiến sĩ. Tình cảm ấy được miêu tả cảm động từ hai phía bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.
      • Kết
        • Nhân vật ông Sáu là một sáng tạo nghệ thuật thành công của tác giả.
        • Giúp ta thấm thía sâu sắc hơn những vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 89798

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF