YOMEDIA
NONE
  • Có ý kiến cho rằng: “Người ta chi có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người và quê hương trong một hoặc một vài tác phẩm đã học và đã đọc. (4,0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Mở bài: Giới thiệu vấn đề
      • Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Sự gắn bó giữa con người và quê hương.
      • Dẫn câu nhận định: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”
    • Thân bài:
      • Giải thích ý kiến
        • “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương”: con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác.
        • “Không thể tách quê hương ra khỏi con người”: quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê.
        • → Ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nội thành người” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người.
      • Chứng minh
        • Con người có thể không được sống ở quê hương, mỗi người một lí do riêng nhưng đều không được ở nơi chôn rau cắt rốn.
          • Làng: Ông Hai đi tản cư.
          • Cố hương: “tôi” xa làng đến 20 năm.
          • Hồi hương ngẫu thư Hạ Tri Chương cũng xa quê từ khi còn trẻ, lúc trở về thì đã già.
        • Nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người.
          • Dẫu xa cách, những con người của quê hương vẫn dành phần trang trọng nhất trong trái tim hướng đến quê hương của mình.
          • Mỗi người có một cách yêu quê hương khác nhau, nhưng đều thể hiện sự gắn bó, tình cảm thiết tha dành cho nơi chôn rau cắt rốn, cho mảnh đất cha ông.
            • Ông Hai luôn nhớ về làng Chợ Dầu, dõi theo từng tin tức ở làng, tâm trạng ông biến đổi từ xấu hổ, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc cho tới hạnh phúc lúc nghe tin làng được cải chính. Cơ nghiệp lớn nhất của người nông dân - ngôi nhà, bị đốt nhẵn mà ông hạnh phúc tột cùng vì danh dự của làng quê được bảo toàn, ông lại có thể tự hào về cái làng của ông.
            • “Nói với con”: người cha bày tỏ tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; đề tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này.
            • Cố hương: “tôi” đau đáu về sự đổi thay của những con người nơi quê hương theo hướng ngày một xấu đi. Từ đó, không chỉ nói về chuyện làng quê, nhà văn đã phê phán lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và của toàn xã hội.
            • Hạ Tri Chương con người trở về trong hoàn cảnh éo le, trở thành khách trên quê hương của chính mình nhưng có một điều không thay đổi là “hương âm vô cải” (giọng quê vẫn thế)
          • Quê hương ăn sâu vào máu thịt - khẳng định sự son sắt, thủy chung của con người dành cho quê hương mình.
    • Kết bài.
      • Tình yêu quê hương lớn hơn là tình yêu đất nước là một trong hai nguồn mạch nuôi dưỡng văn chương.
      • Qua những tác phẩm trên, nuôi dưỡng cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp dành cho mảnh đất sinh thành của mình.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 91209

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF