YOMEDIA
NONE
  • Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài nhiều lần nhắc đến chi tiết tiếng sáo. Lần thứ nhất: Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Lần thứ hai: Ngày tết, Mị uống rượu say. Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Lần thứ ba: Mị thấy lòng phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường. Lần thứ tư: Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. Đúng lúc đấy, A Sử về không cho Mị đi chơi và đã trói đứng Mị vào cột nhà. Lần thứ năm: Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.

    (Tô Hoài- Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008, tr. 7 và tr. 8)

    Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị qua sự tác động của tiếng sáo trong những lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật này. (5.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị qua sự tác động của tiếng sáo ở những lần miêu tả trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, từ đó làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
      • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
        • Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề nghị luận
        • Diễn biến tâm lí nhân vật Mị qua sự tác động của tiếng sáo, sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
      • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
        • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị, vấn đề nghị luận.
        • Khái quát về cảnh ngộ của Mị.
          • Trước khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra, Mị là người con gái đẹp, hiếu thảo, chịu thương, chịu khó, có tài thổi sáo và có nhiều chàng trai đã say mê Mị. Nhưng vì món nợ của cha mẹ, Mị đã bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Thấm thía nỗi đau của cuộc sống mất tự do, bị tước đoạt quãng đời thanh xuân tươi trẻ, hàng tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Mị định ăn lá ngón để giải thoát nhưng vì thương cha, Mị không đành chết.
          • Cuộc sống của Mị ở nhà thống lý bị đọa đày, đau khổ, sống kiếp trâu ngựa khiến Mị bị chai lì về cảm xúc, mất hết ý niệm về cuộc sống nhưng thẳm sâu trong tâm hồn Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, vẫn khao khát được sống hạnh phúc.
        • Diễn biến tâm lí nhân vật Mị qua sự tác động của tiếng sáo
          • Lần thứ nhất: Tiếng sáo gọi bạn tình là ngoại cảnh đã vọng vào tâm hồn Mị thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi -> Cô Mị sau bao ngày lặng câm đã cất tiếng dù đó chỉ là lời “nhẩm thầm”. Bản “tình ca Tây Bắc” của những người yêu nhau, của những người tự do khao khát hạnh phúc đã cất lên trên đôi môi của Mị, đánh dấu một bước trở lại của người con gái yêu đời, yêu cuộc sống ngày nào.
          • Lần thứ hai: Tiếng sáo gọi bạn tình, “tiếng sáo rủ bạn đi chơi” chính là tiếng ca của hạnh phúc là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Nó đã xuyên qua hàng rào lạnh giá bên ngoài để vọng vào miền sâu thẳm trong tâm hồn Mị, đánh thức cái sức sống tiềm ẩn trong cõi lòng của người thiếu nữ Tây Bắc này, làm thức dậy những kí ức tươi đẹp, hạnh phúc và đầy kiêu hãnh của tuổi trẻ.
          • Lần thứ ba: Tiếng sáo đã tác động khiến Mị tiến thêm một bước nữa trên hành trình tìm lại chính mình, tìm lại niềm vui sống và khát vọng hạnh phúc. Tình trạng sống mà như đã chết ở Mị được cởi bỏ. Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Tiếng sáo đã khơi dậy lòng yêu đời, khao khát sống có ý nghĩa của Mị, tâm hồn Mị như được hồi sinh. Mị ý thức rõ quyền được sống, được “đi chơi ngày tết” của mình như bao người phụ nữ có chồng khác. Mị nhận thức được cuộc sống hiện tại của bản thân đầy đắng cay, tủi nhục, vô nghĩa lí. Mị nghĩ “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Đó cũng là biểu hiện của sự phản kháng với hoàn cảnh, của sự xung đột gay gắt giữa một bên là khát vọng sống chân chính đã thức tỉnh với một bên là thực tại đáng chán vẫn đang hiện hữu. Những giọt nước mắt của Mị càng chứng tỏ cô đã hồi sinh và đang ý thức rất rõ về hoàn cảnh sống của mình..
          • Lần thứ tư: Từ chỗ là một âm thanh bên ngoài, tiếng sáo đã trở thành những “nốt nhạc” trong tâm hồn Mị. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo và tiếng sáo nội tâm ấy giống như một chất “xúc tác” để “phản ứng đi chơi” của Mị diễn ra nhanh hơn. Trước đó Mị đã đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, nay tiếng sáo rập rờn, hối thúc Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách để đi chơi. Có thể thấy những chuyển động mạnh mẽ trong tâm hồn Mị đã dẫn đến những hành động nối tiếp.
          • Lần thứ năm: Mặc dù bị trói, bị hành hạ, vùi dập nhưng sức sống tiềm tàng trong lòng Mị không hề bị dập tắt. Mị quên mất mình bị trói nên hành động như một người tự do: Mị vùng bước đi. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi -> A Sử chỉ có thể trói được thể xác của Mị chứ không trói được tâm hồn Mị.
        • ⇒ Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị thông qua tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân rất chân thực, tự nhiên, tinh tế. Qua cái âm thanh của một nhạc cụ, nhà văn đã tấu lên bao nhiêu thanh sắc của lòng người. Chỉ năm lần nhắc đến tiếng sáo, nhưng mãi mãi, ông khẳng định rằng: khát vọng tuổi trẻ, tình yêu, cái sức sống tiềm tàng ấy của con người không dây trói nào buộc được, không thế lực đen tối nào khuất phục được Mị. Cái khát vọng sống, niềm khát khao hạnh phúc vẫn tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật. Nó giống như ngọn lửa vẫn đang âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn nguội lạnh và chỉ cần một trận gió mát lành thổi tới là nó có thể bùng cháy một cách mãnh liệt. Những tác động của ngoại cảnh là không nhỏ nhưng cái sức mạnh bên trong, không thể nào dập tắt của con người mới là điều mấu chốt quyết định sức sống của Mị -> Sức sống tiềm tàng của nhân vật
        • Đánh giá
          • Qua việc lựa chọn, miêu tả chi tiết giàu hình ảnh, giàu sức gợi, Tô Hoài đã khắc họa được diễn biến tâm lí rất tinh tế của nhân vật. Nhà văn đã đặt nhân vật Mị vào trong một hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật tự bộc lộ tâm lý, tính cách của mình. Đó là ngòi bút phân tích tâm lý bậc thầy của nhà văn Tô Hoài.
          • Qua diễn biến tâm lý nhân vật Mị, tác giả thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc-> tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
      • Sáng tạo
        • Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu
        • Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 59383

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF