-
Câu hỏi:
Nung nóng 8,37 gam hỗn hợp X gồm bột nhôm và một oxit sắt trong bình kín chân không, cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp sau phản ứng được trộn đều rồi chia thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch KOH dư, nung nóng sau phản ứng thu được 0,084 lít khí và 1,26 gam chất rắn. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư được 2,52 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất), các khí đều đo ở đktc. Công thức của oxit sắt và khối lượng oxit trong X là:
- A. Fe2O3; 7,2 gam
- B. FeO; 6,48gam
- C. Fe3O4; 6,96 gam
- D. Fe3O4; 5,22 gam
Đáp án đúng: B
Nhận thấy phần 1 khi tác dụng với NaOH sinh khí H2 → chứng tỏ chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm chứa Al2Ở3, Fe, Al
Phần 1: Bảo toàn e → nAl = 2nH2 : 3 =\(\frac{{2.0,00375}}{3}\) = 0,0025 mol
chất rắn không tan là Fe 0,0225 mol → 3nAl + 3nFe = 2nH2 + 3nFe = 0,075 mol
Phần 2: Bảo toàn e → 3nAl + 3nFe = 2nSO2 = 0,225 mol
Thấy 0,225 = 3. 0,075 → khối lượng phần 2 gấp 3 lần khối lượng phần 1
Có 8,37 gam có Fe: 0,0225. 4 = 0,09 mol, Al :\(\frac{{2.0,00375}}{3}\) .4 = 0,01 mol , Al2O3 = = 0,03 mol
Bảo toàn nguyên tố O → nO ( oxit sắt) = 3nAl2O3 = 0,09 mol → nFe : nO = 0,09 : 0,09 = 1 :1 → FeO
nFeO = 0,09. 56 + 0,09. 16 = 6,48 gam.
YOMEDIA
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC VỀ NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
- Cho a gam Mg vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M và CuSO4 3M thu được 21,9 gam hỗn hợp chất rắn
- Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al; 0,02 mol Cr2O3 và 0,03 mol FeO
- Cho 11,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn có tỉ lệ số mol nAl : nZn = 1 : 3
- Cho dung dịch X chứa AlCl3 và HCl
- Oxi hóa hoàn toàn 8,1 gam nhôm cần vừa đủ V lít khí clo (đktc). Giá tri ̣của V là
- Cho 100 ml dung dịch NaOH 3M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 2M. Kết thúc phản ứng, thu được m gam kết tủa
- Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
- Hòa tan hoàn toàn 6,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và Mg(NO3)2
- Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Al là