-
Câu hỏi:
Cho hỗn hợp X gồm (Mg, Al, Fe, Cu) trong đó có Mg và Fe có số mol bằng nhau. Lấy 7,5 gam hỗn hợp X cho vào cốc đựng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 5,152 lít khí (đktc) và hỗn hợp sản phẩm (gồm cả dung dịch và phần không tan). Cho từ từ một lượng vừa đủ Mg(NO3)2 vào hỗn hợp sản phẩm đến khi kết thúc các phản ứng thu được V lít (đktc) một khí không màu, hóa nâu trong không khí (không còn sản phẩm khử khác) và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào Y thu được 9,92 gam hỗn hợp chất kết tủa khan. % khối lượng của Fe gần với giá trị nào sau đây nhất?
- A. 60
- B. 84
- C. 13
- D. 30
Đáp án đúng: D
Gọi số mol Mg = Fe = x; số mol Al = y; số mol Cu = z trong X
⇒ 80x + 27y + 64z = 7,5g
\(2n_{H_{2}}\) = 2nMg + 2nFe + 3nAl
⇒ 4x + 3y = 0,46 mol
Khi cho 1 lượng vừa đủ Mg(NO3)2 để phản ứng với Cu và Fe2+ tạo khí không màu hóa nâu trong không khí (NO) ⇒ NO3- chuyển hoàn toàn thành NO
⇒ bảo toàn e: 2nCu + nFe2+ = 3nNO = \(3n_{NO_{3}}\) ⇒ \(n_{NO_{3}} = \frac{(2z + x)}{3} \ mol\)
⇒ \(n_{Mg(NO_{3})_{2}} = \frac{(x + 2z)}{6} \ (mol)\)
⇒ Khi phản ứng với NaOH tạo kết tủa gồm:
x mol Fe(OH)3; [x + (x + 2z)/6 ] mol Mg(OH)2 và z mol Cu(OH)2
⇒ \(9,92g = \frac{524x}{3} +\frac{ 352z}{3}\)
⇒ x = 0,04; y = 0,1; z = 0,025 mol
⇒ %mFe(X) = 29,87%YOMEDIA
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC VỀ TỔNG HỢP CROM - SẮT - ĐỒNG VÀ CÁC KIM LOẠI KHÁC
- Hòa tan 72 gam hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1
- Cho 81,6 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:2) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng
- Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, AlCl3, FeSO4, BaCl2
- Cho đồng kim loại vào dd sắt (III) clorua
- Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch:
- Cho các kim loại Fe, Mg, Cu và các dung dịch muối AgNO3, CuCl2, Fe(NO3)2
- Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu
- Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư.
- Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu
- Trộn bột nhôm với m gam hỗn hợp X gồm CuO, MgO, Cr2O3 và FexOy