YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Cho đường tròn (O) có AB là dây cung không đi qua tâm và I là trung điểm của dây AB. Trên tia đối của tia AB lấy điểm M khác điểm A. Vẽ hai tiếp tuyến MCMD đến (O) (tiếp điểm C thuộc cung nhỏ AB, tiếp điểm D thuộc cung lớn AB).

    a) Chứng minh tứ giác OIMD nội tiếp được đường tròn.

    b) Chứng minh \(M{D^2} = MA.MB\).

    c)   Đường thẳng OI cắt cung nhỏ AB của (O) tại điểm N, giao điểm của hai đường thẳng DNMBE. Chứng minh \(\Delta MCE\) cân tại M.

    d)  Đường thẳng ON cắt đường thẳng CD tại điểm F. Chứng minh \(\frac{1}{{OI.OF}} + \frac{1}{{M{E^2}}} = \frac{4}{{C{D^2}}}\).

    Lời giải tham khảo:

    a) 

    Vì MD là tiếp tuyến tại D của (O) nên \(\widehat {ODM} = {90^0}\)

    (O) có dây AB không đi qua tâm và I là trung điểm của dây AB

    \( \Rightarrow OI \bot AB \Rightarrow \widehat {OIM} = {90^0}\)

    Tứ giác OIMD có:

    \(\widehat {ODM} + \widehat {OIM} = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)

    =>Tứ giác OIMD nội tiếp được đường tròn.

    b) 

    (O) có:\(\widehat {MDA}\) là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung chắn cung AD

                \(\widehat {MBD}\) là góc nội tiếp chắn cung AD

    \( \Rightarrow \widehat {MDA} = \widehat {MBD}\)

    \(\Delta \)MDA và \(\Delta \)MBD có: \(\widehat {DMB}\) chung, \(\widehat {MDA} = \widehat {MBD}\)

    \( \Rightarrow \Delta MDA \sim \Delta MBD\left( {g.g} \right)\)

    \( \Rightarrow \frac{{MD}}{{MB}} = \frac{{MA}}{{MD}} \Rightarrow M{D^2} = MA.MB\)

    c) Vì \(\widehat {MDE}\) là góc nội tiếp chắn cung DN nên \(\widehat {MDE} = \frac{1}{2}{\rm{sdDN}}\)

    (O) có ON \( \bot \) dây AB => cung NA = cung NB (liên hệ giữa cung và dây)

    Vì \(\widehat {MED}\) là góc có đỉnh ở bên trong (O) nên:

    Nhưng MC= MD (tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

    => MC = ME => tam giác MCE cân tại M

    d) Gọi H là giao điểm của OM và CD

    Ta có: OC = OD và MC = MD

    => OM là đường trung trực của CD

    \( \Rightarrow OM \bot CD\) tại H

    \(\Delta \)OIM và \(\Delta \)OHF có: \(\widehat {MOF}\) chung, \(\widehat {OIM} = \widehat {OHF} = {90^0}\)

    \( \Rightarrow \frac{{OI}}{{OH}} = \frac{{OM}}{{OF}} \Rightarrow OI.OF = OH.OM\)

    \(\Delta \)ODM vuông tại D, đường cao DH

    \( \Rightarrow OH.OM = O{D^2}\) và \(\frac{1}{{O{D^2}}} + \frac{1}{{M{D^2}}} = \frac{1}{{D{H^2}}}\)

    Mà \(OI.OF = OH.OM = O{D^2}\), MD = ME, DH = \(\frac{1}{2}\)CD

    \( \Rightarrow \frac{1}{{OI.OF}} + \frac{1}{{M{E^2}}} = \frac{4}{{C{D^2}}}\) (đpcm)

     

    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 64343

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Toán Học

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON