YOMEDIA
NONE
  • “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

    - Mày muốn đi chơi à ?

    Mị không nói. A Sử cùng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. ”

    (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 8)

    Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tương nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. (5,0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận về sức sống và cảnh ngộ của nhân vật Mị trong đoạn trích, bình luận về tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
      • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 
        • Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 
        • Sức sống và cảnh ngộ của nhân vật Mị trong đoạn trích; tư tương nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
      • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 
        • Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: 
        • Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đoạn trích và nhân vật Mị. 
        • Cảm nhận về nhân vật Mị: 
          • Sức sống của Mị trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân: 
            • Suy nghĩ, tâm trạng: Trong đầu... rập rờn tiếng sáo; muốn đi chơi... Đó là ý nghĩ muốn làm theo tiếng gọi của lòng mình. 
            • Hành động: không nói, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo... Đó là những hành động thể hiện niềm mong ước được đổi thay (đổi thay không gian sống và đối thay bản thân); hành động mang tính chống đối, tự phát, lặng lẽ nhưng đầy quyết liệt.
          • Cảnh ngộ của Mị:
            • Mị bị A Sử trói: lấy thắt lưng trói hai tay, xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà, quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu...
            • Mị bị trả về với bóng tối: A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.
            • ⇒ Cảnh ngộ đầy đau khổ: Sức sống, sự hồi sinh của Mị vừa được nhen lên đã bị vùi dập thật độc ác bởi chính người chồng của cô.
        • Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
          • Tình huống giàu kịch tính
          • Bút pháp tả thực, chi tiết chọn lọc
          • Miêu tả tâm lí sắc sảo, như nhập thân vào nhân vật...
        • * Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
          • Cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của kiếp đời bị đày đọa như trâu ngựa thông qua nhân vật Mị và A Phủ.
          • Nâng niu, trân trọng những khát vọng chính đáng của con người.
          • Lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị ở miền núi.
          • Khẳng định, ngợi ca sức sống tiềm tàng, sức mạnh vùng lên giải phóng của những người lao động bị áp bức.          
      • Sáng tạo 
        • Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu 
        • Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

     

     

     

     

     

     

    ADSENSE

Mã câu hỏi: 56376

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF