YOMEDIA
NONE
  • Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

    Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình

    Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

    (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, tr.111 - NXB Giáo dục, 2017)

    Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau để thấy được tình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ:

    Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dợn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

    (Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, tr.29 - NXB Giáo dục,2017)

    (5.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu), liên hệ với đoạn trích trong bài thơ Tràng Giang (Huy Cận) để thấy được tình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ.
      • Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận:
        • Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
        • Trọng tâm: Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)
        • Liên hệ với đoạn thơ trong bài thơ Tràng Giang (Huy Cận)
        • Nhận xét về tình yêu quê hương đất nước của hai nhà thơ.
      • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
        • Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
          • Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, vị trí đoạn trích và phần liên hệ để thấy được tình yêu 
          • Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về thiên nhiên và con người Việt Bắc.
            • Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người
              • Con người Việt Bắc bình dị, cần mẫn, khỏe khoắn trong lao động, bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến; con người gần gũi với thiên nhiên, bình dị như thiên nhiên -> cần cù trong lao động, thủy chung trong tình nghĩa.
              • Bức tranh thiên nhiên bốn mùa tươi tắn, mang vẻ đẹp riêng của núi rừng Việt Bắc, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, tươi sáng, đầy sức sống.
              • Tình yêu quê hương đất nước:
                • Nỗi nhớ sâu nặng của nhân vật trữ tình dành cho quê hương cách mạng nghĩa tình.
                • Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
              • Nghệ thuật: thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ mình - ta, giọng thơ ngọt ngào tha thiết...
          • Liên hệ với đoạn thơ trong Tràng giang - Huy Cận
            • Bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ, thiên nhiên tuy buồn nhưng thật tráng lệ; cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cánh chim chiều và mang tâm trạng nhà thơ.
            • Tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết.
            • ⇒ Tình yêu thiên nhiên thấm đẫm nỗi nhớ quê hương, lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ.
            • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách ngắt nhịp quen thuộc 4/3, thủ pháp tương phản, sử dụng từ láy, ...
          • Nhận xét: tình yêu quê hương đất nước
            • Điểm gặp gỡ: cả hai nhà thơ đều thể hiện tình yêu quê hương đất nước ở sự gắn bó với thiên nhiên, con người; qua hình ảnh thiên nhiên thấy được tình cảm, tâm trạng của con người.
            • Khác nhau:
              • Việt Bắc tình yêu quê hương đất nước thể hiện ở sự cảm nhận một bức tranh thiên nhiên ấp áp, hòa hợp với con người; sự gắn bó của nhân vật trữ tình với mảnh đất thủy chung, tình nghĩa.
              • Tràng giang tình yêu quê hương đất nước thể hiện ở nỗi nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín qua bức tranh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, con người nhỏ bé, cô đơn.
            • Lí giải sự khác nhau: do hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và phong cách sáng tạo nghệ thuật hai nhà thơ khác nhau.
              • (Tố Hữu: nhà thơ cách mạng theo khuynh hướng trữ tình - chính trị; Huy Cận: nhà thơ trong phong trào thơ mới với nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn thế hệ,...)
      • Chính tả, ngữ pháp
        • Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
      • Sáng tạo
        • Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải sâu sắc, mới mẻ về hai đoạn trích, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận văn học.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 59151

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON