-
Cảm nhận hai đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để thấy được tâm hồn tha thiết của nhà thơ tràn ngập niềm cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước: (5.0 điểm).
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải đầy nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.55-56)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Yêu cầu về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài và vận dụng tốt kĩ năng làm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, lỹ lẽ kèm dẫn chứng thuyết phục, hay không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả. Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, bình luận…
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản:
- Mở bài:
- Giới thiệu nhà thơ Thanh Hải, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
- Nêu vấn đề: tâm hồn tha thiết của nhà thơ tràn ngập niềm cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước.
- Trích dẫn hai khổ thơ (có thể trích dẫn nguyên văn hoặc câu đầu… câu cuối).
- Thân bài
- Mạch cảm xúc của bài thơ
- Mạch cảm xúc được khơi nguồn từ vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên mở rộng ra mùa xuân của đất nước và cảm xúc lắng đọng vào suy tư, ước nguyện.
- Cảm nhận
- Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng những hình ảnh đầy sắc xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Với vài nét phác họa về mùa xuân trên xứ Huế, nhà thơ cảm nhận được ở mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời ( một “dòng sông”, “một bông hoa”, tiếng chim hót).
- Hình ảnh gây tác động hơn cả là “giọt long lanh rơi”.
- Nhà thơ cảm nhận mùa xuân không chỉ bằng thị giác mà còn bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng” - nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tinh tế.
- Đảo ngữ và động từ “Mọc” ở đầu câu đã tạo sức sống cho mùa xuân.
- Âm thanh tiếng chim “chiền chiện” thể hiện cái nhìn trìu mến với cảnh vật.
- ⇒ Với khổ thơ đầu, nhà tơ bộc lộ niềm say sưa, ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp và càng trân trọng, thiết tha yêu cuộc sống.
- Mùa xuân của đất nước, con người
- Cách dùng điệp ngữ “Mùa xuân” và điệp từ “Lộc”, tất cả khiến cho lời thơ nhịp nhàng, hình ảnh mùa xuân tràn đầy sức sống hiện ra rõ nét.
- Cấu trúc sóng đôi “Mùa xuân… cầm súng”; “Mùa xuân… ra đồng” khắc họa hia nhiệm vụ không thể tách rời: chiến đấu bảo vệ đất nước và lao động dựng xây đất nước (hoàn cảnh đất nước mới thống nhất, phải đối mặt với nhiều khó khăn và thứ thách gay gắt).
- Từ láy “hối hả”, “xôn xao” và nhịp thơ nhanh diễn tả không khí rôn ràng, khẩn trương, náo nức, tưng bừng của cả nước sau ngày giải phóng.
- ⇒ Nhà thơ viết những dòng thơ lúc đang nằm trên giường bệnh, tai không thể nghe được âm thanh mùa xuân đất nước, mãi không thể nhìn thấy người người ra trận, ra đồng. Nhưng tác giả vẫn cảm nhạn được hiện thực cuộc sống và thể hiện trên trang viết của mình về niềm tin, niềm tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng những hình ảnh đầy sắc xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Đánh giá chung:
- Viết theo thể theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hướng gần gũi với dân ca.
- Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ,…
- Cấu tứ chặt chẽ, giọng thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Mạch cảm xúc của bài thơ
- Kết bài
- Nhà thơ Thanh Hải đã góp phần tạo nên một sắc xuân nhẹ nhàng bằng tình cảm thiết tha yêu cuộc sống.
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩa về lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng.
- Nêu suy nghĩ của bản thân.
- Mở bài:
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Hãy chỉ ra ít nhất một biện pháp tu từ và một thành lập biệt lập
- Nêu nội dung của hai khổ thơ trên
- Viết một đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người
- Cảm nhận hai đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải