YOMEDIA
NONE
  • Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình người trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân). Từ đó liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) để nhận xét giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm. (5.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu chung
      • Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học Việt nam hiện đại. Bài viết gồm đủ ba phần mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
    • Yêu cầu cụ thể
      • Hình thức
        • Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
        • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tình người trong “Vợ nhặt” và liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở, đề nhận xét giá trị nhân đạo ở cả hai tác phẩm.
      • Triển khai vấn đề cần nghị luận
        • Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
          • Kim Lân là một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã có nhiều đóng góp cho thể loại truyện ngắn viết về đề tài nông thôn và người nông dân.
          • Truyện Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - tác phẩm được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và bị mất bản thảo. Hoà bình lập lại (1954), dựa trên một phần cốt truyện cũ, Kim Lân đã viết truyện Vợ nhặt. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
          • "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc không chỉ của Kim Lân mà còn là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của tình người
          • Từ vẻ đẹp tình người trong tác phẩm Vợ nhặt giúp người đọc liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Qua đó, thấy được giá trị nhân đạo ở cả hai tác phẩm.
        • Phân tích
          • Cần phân tích để làm nổi bật những ý sau:
            • Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh rất đặc biệt, đó là thời điểm khủng khiếp nhất trong nạn đói năm 1945. Giữa lúc cuộc sống đang tối sầm vì đói khát, nạn đói được ví như một trận đại hồng thủy có sức tàn phá dữ dội. Tất cả làm lên bức tranh nạn đói thê thảm. Trong hoàn cảnh ấy người ta nghĩ đến việc cứu đói là cấp bách còn hạnh phúc chỉ là thứ xa xỉ, vậy mà Tràng lại lấy được vợ lúc này. Hành động ấy đã làm nổi bật tình huống lạ và độc đáo của câu chuyện, thắp lên tình yêu thương giữa người với người.
            • Vẻ đẹp của tình người qua từng nhân vật
              • Ở nhân vật Tràng
                • Hào hiệp, thương người khi chia sẻ miếng ăn với người đàn bà xa lạ đang đói khát; khi cưu mang thị dù mình cũng đang khốn khổ.
                • Chu đáo, ân cần khi mua cho chị ta cái thúng con, cùng thị đánh một bữa no nê, mua 2 hào dầu để đánh dấu ngày "nhặt vợ".
                • Thái độ tình nghĩa và trách nhiệm: Xót xa thương cảm khi nhìn vẻ buồn bã của vợ; trân trọng thương yêu mà không hề rẻ rúng; mong muốn “dự phần tu sửa lại căn nhà” nơi Tràng sẽ sống với những người mà anh yêu thương...
              • Nhân vật người "vợ nhặt"
                • Ban đầu thị theo Tràng chỉ vì vài câu nói đùa, vài bát bánh đúc mong chạy trốn cái đói.
                • Thị đã thất vọng khi chứng kiến gia cảnh khốn khó của Tràng nhưng thị vẫn quyết định ở lại ngôi nhà ấy vì thị hiểu mình đã tìm thấy những điều còn quý giá hơn cả miếng ăn, đó là tình người cao đẹp, đó là tấm lòng nhân hậu của những con người sẵn sàng cưu mang, yêu thương thị khi chính họ đang đói khát.
                • Ngày đầu về làm dâu, thị đã có những biến đổi sâu sắc: Vẻ chao chát, chỏng lỏn đã thay bằng sự hiền hậu, đúng mực, nhanh nhẹn trong việc làm, ý tứ trong cư xử.
              • Bà cụ Tứ
                • Việc con "nhặt vợ" giữa lúc túng đói quay quắt đã khiến bà bất ngờ, ngạc nhiên, nhưng khi đã "hiểu ra bao nhiêu là cơ sự", trong lòng bà tràn ngập tình thương: thương con, thông cảm với người đàn bà xa lạ, trăn trở xót xa về bổn phận làm mẹ. Bữa cơm ngày đói thảm hại và câu chuyện nuôi gà là minh chứng sinh động cho tình yêu thương con đầy cảm động của người mẹ.
            • Nghệ thuật
              • Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí tinh tế, dựng đối thoại sinh động.
        • Liên hệ đến tình người ở nhân vật thị Nở
          • Nhân vật thị Nở: Người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, ngẩn ngơ, nghèo…
          • Hoàn cảnh gặp gỡ Chí Phèo
          • Tình người ở thị Nở
            • Là sự cảm thông, chia sẻ, là tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của thị dành cho Chí. Bát cháo hành mà thị tình nguyện nấu cho Chí không chỉ là món ăn, là liều thuốc giải độc mà còn là bát cháo chứa đựng bao yêu thương, hàm chứa hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình mà Chí có được theo cung cách của một tổ ấm…
            • Chính sự quan tâm, yêu thương của thị đã đánh thức phần người trong Chí. Từ tỉnh rượu, Chí hoàn toàn tỉnh ngộ với khát vọng hoàn lương mãnh liệt.
        • Đánh giá giá trị nhân đạo
          • Cả hai tác phẩm đều thấm đẫm giá trị nhân đạo: khẳng định sức mạnh của tình yêu thương đồng loại.
          • Trong tác phẩm Vợ nhặt, tình người đã giúp con người vượt lên trên nạn đói, chiến thắng nạn đói, sẵn sàng cưu mang, đùm bọc, chở che cho nhau để hướng tới sự sống. Còn trong “Chí Phèo”, Nam Cao đã phát hiện và khẳng định tình người đã cứu vớt, giúp hồi sinh một con người.
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
      • Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 62640

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF