YOMEDIA
NONE
  • Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân viết: “Tôi có bay qua sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình”.

    (Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015, tr.191)

    Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà, từ đó làm nổi bật góc độ nhìn, cách nhìn của nhà văn về hình tượng này? (5.0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà, từ đó làm nổi bật góc độ nhìn, cách nhìn của nhà văn về hình tượng này.
      • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài (Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề gồm các ý, đoạn văn và kết bài kết luận được vấn đề)
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
        • Phân tích vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà, từ đó làm nổi bật góc độ nhìn, cách nhìn của nhà văn.
      • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục; biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm rõ được vấn đề.
      • Giới thiệu khái quát các tác giả, tác phẩm; vấn đề cần nghị luận.
        • Phân tích vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của con sông Đà
          • Con sông đà hung bạo:
            • Con sông Đà hũng vĩ, hung bạo được tác giả khắc họa theo trình tự không gian, bằng nhiều chi tiết đặc sắc.
            • Cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”: mặt sông chỗ ấy chỉ lúc “đúng ngọ” (lúc giữa trưa) mới có mặt trời. Có vách đá chẹt lòng sông “như một cái yết hầu”, có quãng con nai, con hổ có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Vì lòng sông hẹp, bờ sông là vách đá cao, nên ngồi trong khoang đò ở quãng sông ấy “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh.”
            • Sự hùng vĩ, hung bạo của Sông Đà còn thể hiện ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng với hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Đây là nơi nguy hiểm, người lái đò nào đi qua khúc sông này mà không thận trọng tay lái thì “dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
            • Các “hút nước” trên sông: Đó là những xoáy nước khổng lồ, được tác giả so sánh “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Nước ở đây “thở và kêu như của cống cái bị sặc... nghe ặc ặc như rót dầu sôi”. Tác giả tưởng tượng: có người quay phim táo tợn, ngồi trên chiếc thuyền thúng, rồi cho cả thuyền, cả người, cả máy hút xuống đáy xoáy nước Sông Đà, từ ở dưới chếch ngược ông kính lên mà quay sẽ có những thước phim ấn tượng, gây cảm giác sợ hãi cho người xem. Đây là nơi rất nguy hiểm, sẵn sàng nuốt chửng con thuyền nào dám khinh suất tiến vào.
            • Thác Sông Đà: Tác giả cảm nhận sự hung bạo bằng âm thanh dữ dội, nhiều thái cực của nó: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới mà đã nghe thấy tiếng nước “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, so sánh độc đáo: tiếng nước thác nghe như là “oán trách”, như là “van xin”, như là “khiêu khích”, rồi rống lên “như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa.”. Một lối so sánh đậm chất Nguyễn Tuân.
            • Thạch trận sông Đà:  Mỗi hòn đá mang một dáng vẻ, mỗi sở thích, tính cách riêng nhưng mặt hòn đá nào trong cũng “ngỗ ngược… nhăn nhúm, méo mó”. Sông Đà hình như đã giao nhiệm vụ cho mỗi hòn đá và bày ra “thạch trận” để gây khó khăn, nguy hiểm cho những con thuyền. “Thạch trận” Sông Đà có ba vòng vây. Vòng thứ nhất, thác Sông Đà mở ra “năm cửa trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh” nằm lập lờ ở phía tả ngạn. Vòng thứ hai, Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền”, cũng chỉ có một “cửa sinh” nhưng lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn nhưng bên phải, bên trái đều là “luồng chết” cả, cái “luồng sống” ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Đá còn biết khiêu khích, nghênh chiến “một hòn ấy trông nghiêng thì i như là đang hất hàm hỏi...”
            • ⇒ Sông Đà quả thực đã trở thành một loài thủy quái khổng lồ với tâm địa độc ác. Với đặc điểm này, trong cái nhìn của tác giả, Sông Đà có nhiều lúc đã trở thành “kẻ thù số một” của con người.
          • Con sông Đà trữ tình, thơ mộng.
          • Hình dáng con sông Đà: Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của Sông Đà được tác giả quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ, điểm nhìn, không gian và thời gian khác nhau. Quan sát từ trên cao, Sông Đà có dòng chảy uốn lượn, con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm. Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
          • Nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Những chi tiết miêu tả của tác giả gợi lên một liên tưởng thú vị: giữa khung cảnh ngày xuân thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, Sông Đà hiện lên như một mĩ nhân tràn đầy xuân sắc.
          • Sông Đà có vẻ đẹp nên thơ. Nhà văn xem sông Đà “như một cố nhân”. Nhìn mặt nước Sông Đà thấy “loang loáng như như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”. Đó là “màu nắng tháng ba Đường thi”, trong câu thơ nổi tiếng của Lí Bạch: “Yên hoa tam nguyệt há Dương châu”. Tác giả cũng nhận ra nỗi vấn vương của “một người tình chưa quen biết” trong thơ Tản Đà: “Dãi sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”.
          • Sông Đà mang trong mình vẻ đẹp tĩnh lặng, nguyên sơ: “Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử...như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”
          • Tiềm năng của sông Đà, nhà văn hình dung có đoàn tàu lên Tây Bắc với tiếng còi xúp - lê làm giật mình những con hươu đang cúi đầu ngốn những búp cỏ gianh đẫm sương đêm...
          • ⇒ Sông Đà như một bài thơ trữ tình của Đất nước, dưới góc độ này sông Đà là cố nhân của người dân Tây Bắc.
          • Đánh giá:
            • Qua hình tượng sông Đà, nhà văn thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết và say mê đối với thiên nhiên đất nước.
            • Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
            • Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình ảnh, giàu chất thơ và có sức gợi cảm cao.
            • Câu văn của tác giả rất đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng.
        • Góc độ nhìn, cách nhìn của nhà văn về hình tượng:
          • Nguyễn Tuân tiếp cận đối tượng ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ để khám phá, phát hiện, khen hay chê.Nhìn đối tượng ở nhiều chiều để thấy được vẻ đẹp toàn diện của nó.
          • Nhà văn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
          • Nguyễn Tuân tô đậm cái phi thường xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt: dữ dội thì phải đến mức khủng khiếp, đẹp thì phải đến mức tuyệt vời.
    • Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; biết cắt nghĩa, lí giải để làm nổi bật, sâu sắc vấn đề cần nghị luận.
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu, không mắc lỗi
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 59345

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON