Phần đọc hiểu văn bản là phần không thể thiếu trong các đề thi, đề kiểm tra môn Ngữ Văn. Phần này chiếm đến 3 điểm trong tổng số điểm bài thi của các em. Bài học này sẽ đưa ra một số đề đọc hiểu và hướng dẫn các em giải, nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng làm bài phần đọc hiểu trong đề thi.
-
h2_van_cd2_huongdangiaibait...
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
1. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Cái nghèo có muôn vàn bộ mặt. Những hệ quả nó tạo ra có muôn hình vạn trạng mà chính sách không thể nắm bắt hết được. Chúng ta chỉ có một “chuẩn nghèo chính sách” - được đo đếm bằng mức sống tối thiểu - chứ các cơ quan chức năng không thể đo đếm nỗi niềm của một đứa trẻ con trước manh áo mới, nghĩ đến xà phòng giặt, nghĩ đến sự xấu hổ trước bạn bè, nghĩ đến đủ loại bi kịch tinh thần của lũ trẻ.”
(Nguyễn Đức Hoàng).
a.. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
b. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Xác định thao tác lập luận của văn bản.
- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Phương thức biểu đạt nghị luận.
- Thao tác lập luận bình luậnàng.
2. Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai ác bạc quàng súng trường.
Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy cười đôi mắt trong”.
(“Lá đỏ” - Nguyễn Đình Thi)
a. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản.
b. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:
+ Ẩn dụ
+ So sánh
3. Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
"...Ôi những đêm xưa, tối mịt mùng
Con nằm bên mẹ, ấm tròn lưng
Ngoài hiên nghe tiếng giày đi rỏn
Mẹ bấm con im: Chúng nó lùng
Con hỏi vì sao chúng nó tìm
Tìm ai, con hỏi, mẹ rằng: Im!
Mẹ ơi, đời mẹ buồn lo mãi
Thắt ruột mòn gan, héo cả tim ...”
("Quê mẹ” – Tố Hữu)
a . Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
b. Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ.
- Phương thức biểu đạt biểu cảm và tự sự.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:
+ Điệp từ.
+ Ẩn dụ
4. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“…Đã bao giờ các em suy nghĩ một cách nghiêm túc để trả lời đúng đắn cho một câu hỏi có vẻ tầm thường sau: “Hàng ngày chúng ta đến trường để học cái gì?”. Phần lớn các em đều nhanh chóng có câu trả lời: “Học những điều có trong sách vở, cụ thể nhất là trong sách giáo khoa”. Chính vì thế mà người ta hay nói: “Cắp sách đến trường. Thầy năm nay đã 79 tuổi, thầy cũng được “cắp sách đến trường” liên tục từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh và lấy bằng Tiến sĩ. Và bây giờ, khi nhìn lại cuộc đời đã qua của mình, thầy phải thừa nhận rằng những điều mình đã được học ở trường thực sự ra không phải là toàn những “bảo bối” và cũng không phải những “cẩm nang kỳ diệu” giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời thường, một thực tế rất sôi động, đầy cơ hội và cạm bẫy…, trong đó cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác nhiều khi khó phân định được rõ ràng. Bởi vì hồi bấy giờ, nhà trường chỉ truyền thụ những kiến thức thuần túy sách vở, ít gắn liền với đời sống xã hội ngoài nhà trường.…”
(Trích bài phát biểu của thầy Văn Như Cương.)
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + chính luận.