Bài giảng tiếp tục hướng dẫn các em cách ứng dụng tích có hướng vào tính thể tích của một khối đa diện, đây có thể là một cách khá hay khi các em không tính thể tích bằng cách trực tiếp được
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
I. Lý thuyết
1. Thể tích khối hộp ABCD.A'B'C'D' là
\(V_{ABCD.A'B'C'D'}=\left | \left [ \overrightarrow{AB}; \overrightarrow{AC} \right ]. \overrightarrow{AA'}\right |= \left | \left [ \overrightarrow{AB}; \overrightarrow{AD} \right ].\overrightarrow{AA'} \right |\)
2. Thể tích khối tứ diện ABCD.
\(V_{ABCD}=\frac{1}{6}\left | \left [ \overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC} \right ] . \overrightarrow{AD} \right |\)
II. Bài tập
VD1: Tính thể tích của khối tứ diện ABCD A(1;0;0), B(0;1;0), C(0;0;1), D(-2;1;0)
Giải
\(\overrightarrow{AB}=(-1;1;0)\)
\(\overrightarrow{AB}=(-1;0;1)\)
\(\left [ \overrightarrow{AB}; \overrightarrow{AC} \right ]= \left ( \begin{vmatrix} 1 \ \ 0\\ 0 \ \ 1 \end{vmatrix}; \begin{vmatrix} 0 \ \ -1\\ 1 \ \ -1 \end{vmatrix}; \begin{vmatrix} -1 \ \ 1\\ -1 \ \ 0 \end{vmatrix} \right )=(1;1;1)\)
\(\overrightarrow{AD}=(-3;1;0)\)
\(V_{ABCD}=\frac{1}{6}\left | \left [ \overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC} .\overrightarrow{AD}\right ] \right |=\frac{1}{6}\left | -2.1+1.1+0.1 \right |= \frac{2}{6}=\frac{1}{3}\)
b) Tính độ dài đường cao kẻ từ D của khối tứ diện ABCD.
Kẻ đường cao DH
\(DH=\frac{3V_{D.ABC}}{S_{\Delta ABC}}=\frac{3V_{ABCD}}{S_{ ABC}}\)
\(=\frac{1}{\frac{1}{2}\left | \left [ \overrightarrow{AB}; \overrightarrow{AC} \right ] \right |}=\frac{2}{\sqrt{1^2+1^2+1^2}}=\frac{2}{\sqrt{3}}\)
VD2: Trong không gian với hệ tọa độ Đềcac Oxyz, cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình thoi, AC cắt BD tại gốc tọa độ O. A(2;0;0), B(0;1;0), S(0;0; \(2\sqrt{2}\)). M là trung điểm SC. Mp(ABM) cắt SD tại N. Tính VSABMN
Giải
\(O=AC\cap BD\) nên O là trung điểm AC
\(\left\{\begin{matrix} x_C=2x_0-x_A=-2\\ y_C=2y_0-y_A=0\\ z_C=2z_0-z_A=0 \end{matrix}\right.\)
C(-2;0;0)
M là trung điểm SC nên \(M(-1;0;\sqrt{2})\)
O là trung điểm BD nên
\(\left\{\begin{matrix} x_D=2x_0-x_B=0\\ y_D=2y_0-y_B=-1\\ z_D=2z_0-z_B=0 \end{matrix}\right.\Rightarrow D(0;-1;0)\)
AB // CD nên gt (ABM) với (SCD) là đường thẳng qua M và song song CD.
Mặt khác M là trung điểm SC nên N là trung điểm SD. Do đó \(N\left ( 0;-\frac{1}{2};\sqrt{2} \right )\)
\(V_{S.ABMN}=V_{S.AMB}+V_{S.AMN}\)
\(\overrightarrow{SA}=(2;0;-2\sqrt{2})\)
\(\overrightarrow{SM}=(-1;0;-\sqrt{2})\)
\(\left [ \overrightarrow{SA};\overrightarrow{SM} \right ] =\left ( \begin{vmatrix} 0 \ \ -2\sqrt{2}\\ 0 \ \ -\sqrt{2} \end{vmatrix}; \begin{vmatrix} -2\sqrt{2} \ \ 2\\ -\sqrt{2} \ \ -1 \end{vmatrix};\begin{vmatrix} 2 \ \ 0\\ -1 \ \ 0 \end{vmatrix} \right )=(0;4\sqrt{2};0)\)
\(\overrightarrow{SB}=(0;1;-2\sqrt{2}), \overrightarrow{SN}=(0;-\frac{1}{2};-\sqrt{2})\)
\(V_{SAMB}=\frac{1}{6}\left | \left [ \overrightarrow{SA}; \overrightarrow{SM}.\overrightarrow{SB} \right ] \right | = \frac{1}{6}\left | 0.0+4\sqrt{2}+0.(-2\sqrt{2}) \right |=\frac{2}{3}\sqrt{2}\)
\(V_{SAMN}=\frac{1}{6}\left | \left [ \overrightarrow{SA}; \overrightarrow{SM}.\overrightarrow{SN} \right ] \right | = \frac{1}{6}\left | 0.0+4\sqrt{2}.(-\frac{1}{2})+0.(-\sqrt{2}) \right |=\frac{\sqrt{2}}{3}\)
\(V_{SABMN}=V_{SAMB}+V_{SAMN}=\frac{2}{3}\sqrt{2}+\frac{1}{3}\sqrt{2}=\sqrt{2}\)