Để giúp thí sinh có thể nắm rõ được cấu trúc, các dạng câu hỏi cũng như nội dung chủ yếu trong phần đọc hiểu đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn. Bài học này sẽ đưa ra một số đề bài cho phần đọc hiểu trong đề thi Văn và giúp các bạn trả lời chúng, để rèn luyện hơn nữa kĩ năng trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu.
-
h2_van_cd2_huongdangiaibait...
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Bài tập 1: Xác định hai phương thức kết hợp trong văn bản..
“…Có những nỗi buồn ta quẩn quanh trong ấy, có những kỷ niệm dù thiết tha đến vậy hay có những con người ta đắm say cách mấy, cũng phải đến ngày học cách buông tay.
Vì bạn biết đó, chúng ta chỉ có hai tay, nếu cứ dùng dằng níu kéo những điều đã mất thì còn sức lực nào nữa để nắm thật chặt, thật chắc hạnh phúc? Phải học cách buông bỏ nỗi buồn để đôi tay thảnh thơi mà nâng chiều niềm vui sắp tới...
Bởi buồn hay vui, buông hay giữ, đều do ở lòng mình! ...”
(“Buồn làm sao buông” – Anh Khang )
Phương thức biểu đạt biểu cảm và nghị luận.
Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
“…Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.
Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt,
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?”
(“Những bóng người trên sân ga” – Nguyễn Bính)
a. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của văn bản.
b. Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản.
- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:
+ Điệp từ.
+ Điệp ngữ.
+ Điệp cấu trúc.
+ Hoán dụ.
+ Nhân hóa.
+ Ẩn dụ.
+ Câu hỏi tu từ.
Bài tập 3: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
cái cò …sung chát đào chua
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)
a. Xác định thể thơ của văn bản.
b. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản.
c. Tìm các biện pháp nghệ thuật tu từ trong văn bản.
- Thể thơ lục bát hiện đại.
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phương thức biểu đạt biểu cảm.
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ:
+ Điệp từ.
+ Ẩn dụ.
Bài tập 4: Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
“… Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hóa, người Việt Nam có nền văn hóa của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo bị xóa bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn, tìm được sự bình ổn…”
(“Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” - Trần Đình Hượu).
a. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
b. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Thao tác lập luận bình luận.
Phong cách ngôn ngữ chính luận.