-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào các em, hôm nay chúng ta sẽ sang bài tiếp theo của chương Di truyền học ứng dụng.
Bài 3: Tạo giống bằng công nghệ tế bào
Công nghệ tế bào bao gồm hai lĩnh vực là tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật và tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật.
1. Công nghệ tế bào thực vật
1.1. Nuôi cấy hạt phấn
Nuôi cấy hạt phấn
- Ý nghĩa:
- Tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
- Ứng dụng: chọn các giống cây trồng có khả năng chịu hạn hay chịu lạnh, chịu phèn, chịu mặn, khả năng chống chịu sâu bệnh...
- Ví dụ: Chọn được dòng lúa chiêm chịu lạnh.
- Các tính trạng đã được chọn lọc sẽ di truyền ổn định vì kiểu gen của cây lưỡng bội là đồng hợp về tất cả các gen.
1.2. Nuôi cây mô thực vật invitro
Nuôi cây mô thực vật invitro
- Cơ sở khoa học: Khả năng phản phân hóa và phân hóa của tế bào thực vật.
- Ý nghĩa:
- Giúp nhân nhanh giống cây trồng có năng suất cao, có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định.
- Tạo giống cây trồng đồng nhất về kiểu gen, sạch bệnh.
- Giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm hay giống cây khó sinh sản hữu tính.
1.3. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị
Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị
- Cơ sở khoa học: Dựa trên hiện tượng đột biến số lượng NST tạo các thể lệch bội.
- Ý nghĩa: Tạo các giống có kiểu gen khác nhau từ dòng tế bào xoma ban đầu.
1.4. Dung hợp tế bào trần
Dung hợp tế bào trần
- Ý nghĩa: Tạo cây lai mang bộ NST lưỡng bội của hai loài (hai loài có họ hàng cách xa nhau) mà phương pháp lai xa và đa bội hóa không làm được.
→ Phương pháp này tạo ra hướng tạo giống cây trồng mới.
- Lưu ý: Dung hợp tế bào trần bằng phương pháp:
- Sử dụng muối CaCl2 kết hợp với xung điện cao áp.
- Sử dụng keo sinh học Etylen glycol.
2. Công nghệ tế bào động vật
2.1. Cấy truyền phôi
Cấy truyền phôi
- Ý nghĩa:
- Tạo đàn giống vật nuôi có kiểu gen đồng nhất.
- Nhân nhanh đàn giống đối với động vật sinh sản chậm.
- Nhân nhanh các loài thú quý hiếm.
2.2. Công nghệ nhân bản vô tính động vật
Nhân bản vô tính
- Ý nghĩa:
- Nhân nhanh các giống vật nuôi quý hiếm từ tế bào xoma.
- Giúp nhân bản các cá thể động vật mang gen của người từ đó tạo ra các cơ quan nội tạng để thay thế các cơ quan bị hỏng tránh hiện tượng loại thải.