-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào các em! Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn chúng ta một số công thức và bài tập của nội dung Chuyên đề Di truyền quần thể. Buổi hôm nay thầy sẽ hướng dẫn chúng ta các công thức về cấu trúc di truyền quần thể, buổi sau thầy sẽ hướng dẫn chúng ta các công thức về tính số kiểu gen trong quần thể.
Như vậy, hôm nay chúng ta sẽ đến với phần bài tập cấu trúc di truyền quần thể trong phần này gồm hai nội dung đó là:
- Các công thức trong quần thể nội phối.
- Các công thức liên quan đến quần thể ngẫu phối và định luật Hacdi-Vanbec.
Xét 1 gen gồm có 2 alen A và a:
I. Quần thể nội phối:
* TH1: Nếu quần thể ban đầu có tp kg:
\(\\ Aa = 100 \% \\ \\ Aa = \left ( \frac{1}{2} \right )^n \\ \\ AA = aa = \frac{1-\left ( \dfrac{1}{2} \right )^n}{2}\)
n: Số lần tự thụ
* TH2: Nếu quần thể ban đầu có CT:
\(xAA : yAa : zaa\) (qua n đợt tự thụ)
\(\\ .Aa = \left ( \frac{1}{2} \right )^n .y \\ \\ .AA=x+ \frac{1-\left ( \dfrac{1}{2} \right )^n}{2}y\)
\(.aa=z+\frac{1-\left ( \frac{1}{2} \right )^n}{2}y\)
Ví dụ 1: Quần thể ban đầu 100% cá thể có kiểu gen dị hợp. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
Giải:
\(\left\{\begin{matrix} 100 \ \% \ (Aa )\\ \\ n=3 \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\)
Ta có:
\(\\ Aa=\left ( \frac{1}{2} \right )^3=\frac{1}{8} \\ \\ AA = \frac{1-\left ( \dfrac{1}{2} \right )^3}{2}=\frac{7}{16} \\ \\ aa = \frac{1-\left ( \dfrac{1}{2} \right )^3}{2}=\frac{7}{16}\)
Ví dụ 2: Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,8Bb + 0,2bb = 1. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn cấu trúc của quần thể như thế nào?
Giải:
\(\left\{\begin{matrix} P: 0,8Bb + 0,2bb = 1 \\ \\ n = 3 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\)
Ta có:
\(\left\{\begin{matrix} Bb = \left ( \dfrac{1}{2} \right )^3 . 0,8 = 0,1 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \\ \\ BB = 0+\dfrac{1-\left ( \dfrac{1}{2} \right )^3}{2}.0,8=0,35 \\ \\ bb=0,2+\dfrac{1-\left ( \dfrac{1}{2} \right )^3}{2}.0,8 = 0,55 \end{matrix}\right.\)
Ví dụ 3: Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4BB + 0,2Bb + 0,4bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475?
Giải:
\(\left\{\begin{matrix} P: 0,4BB : 0,2Bb : 0,4bb = 1 \\ \\ n = \ ?\Leftrightarrow BB= 0,475 \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\)
Ta có:
\(\\ BB = 0,4 + \dfrac{1-\left ( \dfrac{1}{2} \right )^n}{2}.0,2 = 0,475 \\ \\ \Rightarrow n =2\)
II. Quần thể ngẫu phối
Giả sử quần thể ban đầu có: xAA : yAa : zaa = 1
Gọi p là tần số alen A
q là tần số alen a
Ta có:
\(\\ pA=x+\frac{y}{2} \\ \\ qa = z+\frac{y}{2}\)
* Trong trường hợp quần thể đạt trạng thái cân bằng:
p + q = 1
p2 AA : 2pq Aa : q2 aa = 1
* Chứng minh 1 quần thể đã cân bằng:
\(p^2.q^2=\left ( \frac{2pq}{2} \right )^2\) → Cân bằng
\(p^2.q^2\neq \left ( \frac{2pq}{2} \right )^2\) → Chưa cân bằng
Ví dụ 1: Các quần thể sau quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng:
- 0,36AA
- 0,48Aa
- 0,16aa
Giải:
P: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
* C1: Gọi p và q là tần số alen A và a
\(\left.\begin{matrix} \\ p_{A} = 0,36AA + \dfrac{0,48}{2}=0,6 \\ \\ q_{a}=0,16 + \dfrac{0,48}{2} = 0,4 \end{matrix}\right\}\begin{matrix} \Rightarrow CTQT: p^2AA:2pqAa:q^2aa \\ \\ = 0,36 : 0,48Aa : 0,16aa \end{matrix}\)
⇒ Quần thể đã cân bằng.
*C2: p2 = 0,36
q2 = 0,16
2pq = 0,48
\(p^2.q^2=\left ( \frac{2pq}{2} \right )^2 \Rightarrow CB\)
Ví dụ 2: Cho 1 quần thể cáo có số lượng 1050 con lông nâu đồng hợp, 150 con lông nâu dị hợp, 300 con lông trắng, màu lông do một gen gồm 2 alen quy định. Tìm tần số tương đối của các alen?
Giải:
Ta có:
\(\\ AA=\frac{1050}{1500}=0,7 \\ \\ Aa=\frac{150}{1500}=0,1 \\ \\ aa=\frac{300}{1500}=0,2\)
\(\\ \Rightarrow CTQT: 0,7AA:0,1Aa:0,2aa \\ \\\left\{\begin{matrix} p_{A}=0,7+\dfrac{0,1}{2}=0,7 \\ \\ q_{a}= 0,2+\dfrac{0,1}{2}=0,25 \end{matrix}\right.\)
Ví dụ 3: Ở bò A quy định lông đen, a quy định lông vàng. Trong một quần thể bò lông vàng chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng. Tìm tần số của gen A?
Giải:
A: lông đen; a: lông vàng
\(\\ \left\{\begin{matrix} aa = 9 \ \% \Rightarrow q_{a}=\sqrt{9 \ \%}=0,3 \\ \\ p_{A}= \ ? \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\\ \\ pA + qa = 1 \Rightarrow pA=0,7\)
Ví dụ 4: Người bị bạch tạng 1/10000; pA, qa?
Giải:
\(\\ aa=\frac{1}{10000}\Rightarrow q_{a}= \sqrt{\frac{1}{10000}}=0,01 \\ \\ p_{A}=0,99\)