“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí xuất sắc được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm đã miêu tả dáng vẻ sông Hương từ giữa lòng Trường Sơn cho đến khi chảy về biển cả. Trên hành trình đó, sông Hương đã bộc lộ vẻ đẹp đa dạng và gợi cảm của nó, đặc biệt là khi chảy qua thành phố Huế.
Tìm hiểu nội dung bài giảng qua 2 phần:
- Tác giả
- Tác phẩm
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
I. Tác giả
- Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
- Tác phẩm tiêu biểu:
• “ Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971).
• “ Rất nhiều ánh lửa” (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
• “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)
• “Bản di chúc của cỏ lau” (truyện ký, 1984)
• “Hoa trái quanh tôi” (1995)
II. Tác phẩm
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”là bài bút kí xuất sắc được ông viết tại Huế ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm đã miêu tả dáng vẻ sông Hương từ giữa lòng Trường Sơn cho đến khi chảy về biển cả. Trên hành trình đó, sông Hương đã bộc lộ vẻ đẹp đa dạng và gợi cảm của nó, đặc biệt là khi chảy qua thành phố Huế.
- Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có dáng dấp của một thoáng ngẩn ngơ rất thi sĩ (và theo chính tác giả cho biết thì đó là câu hỏi của một thi sĩ đích thực). Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về vẻ đẹp của sông Hương đã ùa về trong tâm trí, khơi lên mạch viết dạt dào cảm xúc về "nhan sắc" thiên phú của dòng nước êm đềm chảy qua Huế cố đô. Câu hỏi như một nỗi suy tư thâm trầm, đánh thức bao vốn liếng văn hoá tích tụ trong người viết và cũng đòi nó phải được hiện diện trên trang giấy. Đó chính là mạch nguồn dẫn dắt Hoàng Phủ Ngọc Tường đến với sông Hương, để qua đó bộc lộ tình yêu xứ sở thiết tha của mình.