Truyện ngắn “Thuốc” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn, được ông viết năm 1919, đây là thời điểm diễn ra cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ. Câu chuyện được kể về những người dân quê mê muội trong một vùng quê u ám tù đọng lạc hậu; Trên cơ sở cảm nhận ánh sáng cách mạng của phong trào này, Lỗ Tấn xây dựng truyện với kỳ vọng giải thiêng nỗi u mê của dân tộc mình.
Tìm hiểu nội dung truyện ngắn qua:
- Hình tượng bánh bao tẩm máu người
- Hình tượng chiến sĩ Cách mạng Hạ Du
- Hình ảnh con đường mòn
- Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du
-
h2_van_cd1_thuoc_tailieutha...
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
1. Cuộc đời, sự nghiệp tác giả:
- Cuộc đời:
Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm Lỗ Tấn 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc chữa trị đã qua đời. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy.
Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học nhiều nghề: nghề hàng hải để mở mang tầm mắt, nghề khai thác mỏ với mong muốn làm giàu tổ quốc, nghề y để chữa bệnh cho người nghèo. Cuối cùng ông quyết tâm làm văn nghệ vì ông cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Ông dùng văn nghệ để vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân với mong muốn họ tự ý thức, phấn đấu vươn lên để tự cường dân tộc.
Lỗ Tấn được giới thiệu ở Việt Nam từ trước Cách mạng tháng Tám, được nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam hâm mộ, đặc biệt là Bác Hồ. Năm 1981, ông được phong tặng danh hiệu Danh nhân văn hóa nhân loại.
- Sự nghiệp văn học:
Toàn bộ sáng tác của Lỗ Tấn bao gồm 16 tập tạp văn (bình luận chính trị, xã hội, văn nghệ) đặc biệt là ba tập truyện ngắn “Gào thét”, “Bàng hoàng”, “Truyện cũ viết theo lối mới”, 75 bài thơ… đều hướng vào chủ đề “phê phán quốc dân tính”. Ngòi bút của Lỗ Tấn mang tính nhân văn sâu sắc vì đều tập trung phê phán căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thỏa mãn.
Phần giới thiệu và tóm tắt tác phẩm, các em học ở tài liệu đã phát. Chúng ta sẽ học thêm những câu hỏi sau:
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Thuốc”.
a. Giá trị nội dung:
- Thông qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và bi kịch của nhân vật Hạ Du, nhà văn đã phản ánh chân thực căn bệnh mê muội và lạc hậu của người Trung Hoa đầu thế kỉ XX và căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng đương thời.
- Tác phẩm là hồi chuông cảnh báo trước một hiện thực: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
-Thông qua tác phẩm này, Lỗ Tấn đã “phanh phui” những “căn bệnh tinh thần” của quốc dân và lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa để đưa dân tộc thoát khỏi tình trạng u mê, tăm tối, nô lệ.
-Nhà văn còn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và theo cách mạng.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.
- Lời văn cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và mang tính biểu tượng.
- Cốt truyện ngắn gọn. Không của truyện là không gian thực, đời thường.
- Là truyện ngắn được nhà văn viết theo lối “phương Tây đầu tiên”, có sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tượng trưng.
Câu 2 :Trình bày ngắn gọn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
- Chỉ phương thuốc trị bệnh phản khoa học, ở đây là phương thuốc trị bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.
- Yêu cầu phải tìm phương thuốc chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (qua nhân vật Hạ Du).
- Nhan đề thể hiện rõ nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn: bình dị, hàm súc, trầm lắng, mang tính triết luận sâu sắc…
Câu 3: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người có ý nghĩa như thế nào?
- Người dân dùng bánh bao tẩm máu người làm thuốc chữa bệnh lao, đó là cách chữa bệnh phản khoa học.
- Máu dùng để tẩm bánh bao là máu của chiến sĩ cách mạng Hạ Du, điều đó cho thấy căn bệnh mê muội, thiếu hiểu biết của quần chúng về cách mạng và căn bệnh xa rời quần chúng của cách mạng.
- Yêu cầu phải tìm ra phương thuốc mới để chữa bệnh thể xác cho con người một cách khoa học và chữa căn bệnh mê muội, đớn hèn của dân tộc và căn bệnh xa rời quần chúng của cách mạng.
Câu 4: Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:
- Vòng hoa này chứng tỏ tác giả còn ấp ủ hi vọng đối với ngày mai mặc dù lúc bấy giờ những người cách mạng bị khủng bố ráo riết, và chính tác giả đang có một tâm trạng bàng hoàng.
- Đây là một biểu tượng nghệ thuật thể hiện lòng biết ơn, cảm phục của tác giả đối với những người cách mạng. Tác giả vẫn đặt niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng: đã có người hiểu được lí tưởng và hành động cao đẹp của Hạ Du. Rồi đây, sẽ có người nối tiếp theo con đường mà Hạ Du đã chọn.
Câu 5: Ý nghĩa hình của các chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết nghèo, chết bệnh bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn. Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen. Đó là cái ranh giới tự nhiên để phân cách, ngăn cách giữa những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du với quần chúng như gia đình ông bà Hoa, Cả Khang, Năm Gù ... Không chỉ sống họ mới cách biệt nhau mà cho đến khi chết họ cũng cách biệt nhau bởi con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo ấy.
Câu 6: Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ người tử tù: “Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì? Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt ,vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã hiểu con mình. Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du cũng như vòng hoa được đặt trang trọng trên mộ anh đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.
Câu 7: Nhân vật Hạ Du được biểu hiện gián tiếp qua những chi tiết nào? Qua những chi tiết đó , anh chị hiểu gì về nhân vật này?
- Hạ Du chính là người bị chém, người ta lấy máu của anh tẩm bánh bao để trị bệnh lao phổi cho thằng Thuyên- con ông bà Hoa. Trong quán trà, người ta bàn luận về anh, không ai hiểu việc anh làm. Họ cho rằng anh là giặc, là kẻ điên, “thằng quỷ sứ”, “thằng nhãi ranh”. Ông chú đã tố giác để lấy tiền thưởng và để tránh hiểm họa cho cả gia đình…Đó chính là bi kịch của Hạ Du và cũng là bi kịch của người cách mạng Tân Hợi. Bi kịch này là do sự lạc hậu về chính trị của quần chúng và sự xa rời quần chúng của người cách mạng Tân Hợi.
- Trong nhà lao, Hạ Du vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh, không hề sợ hãi. Anh là một con người có lí tưởng cao đẹp, hành động dũng cảm.
- Sau khi Hạ Du chết, người mẹ đi viếng thấy trên mộ anh một vòng hoa , điều đó thể hiện niềm thương tiếc, trân trọng.
*Thông qua nhân vật này. Lỗ Tấn đã bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi.