Tìm hiểu nội dung tác phẩm qua:
- Hoàn cảnh sáng tác + nội dung cơ bản
- Ý nghĩa nhan đề
- Khuynh hướng sử thi của tác phẩm“Rừng xà nu”
- Ý nghĩa đoạn cuối tác phẩm
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
I. Tìm hiểu chung
- Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 quê ở xã Bình Triều huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc.
- Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc và viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp củangười Ba Na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của anh hùng Đinh Núp. Tác phẩm khi xuất bản được nhiều người yêu thích và hâm mộ. Sau này cuốn truyện được dựng thành phim.
- Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy bí danh Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là Chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này ông sáng tác truyện Rừng xà nu.
- Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳĐổi mới và phong trào Cởi Mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài... Ông cũng dành nhiều tình cảm trân trọng đối với các nhà văn khác như Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Đất Quảng, Rừng xà nu,Có một đường mòn trên biển Đông…
II. Tác phẩm “Rừng xà nu”
1. Hoàn cảnh sáng tác + nội dung cơ bản:
- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. “Rừng xà nu” được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.
- Thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.
2. Ý nghĩa nhan đề:
- Ý nghĩa tả thực: rừng xà nu – một loại cây đặc trưng ở Tây Nguyên. Rừng xà nu với sức sống bất diệt là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên. Đây cũng là loài cây gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man chứng kiến lịch sử bi hùng của mảnh đất Tây Nguyên.
- Ý nghĩa tượng trưng:
+ Rừng xà nu là một biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, với sức sống mãnh liệt mà cụ thể trong tác phẩm là nhân dân làng Xô Man với những con người ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng... Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả muốn khẳng định ý chí quật cường của con người Tây Nguyên.
+ Nhan đề “Rừng xà nu” còn gợi lên phong vị Tây Nguyên, chủ đề tác phẩm cũng như cảm hứng sử thi, bi tráng của thiên truyện ngắn đặc sắc này.
3. Khuynh hướng sử thi của tác phẩm“Rừng xà nu”.
- Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện khá rõ ở việc lựa chọn đề tài việc xây dựng nhân vật, việc sử dụng hình ảnh lẫn giọng điệu của tác phẩm:
+ Đề tài của truyện “Rừng xà nu” nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của người dân làng Xô Man hay của mảnh đất Tây Nguyên mà của cả dân tộc Việt Nam. Truyện viết về một thời điểm lịch sử trọng đại của cách mạng Miền Nam những năm đen tối cho đến lúc Đồng Khởi. Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính sử thi: trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân Miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương.
+ Hình tượng nghệ thuật mang đậm tính sử thi: Đó là cánh rừng xà nu đau thương trong chiến tranh hủy diệt nhưng bom đạn không thể nào hủy diệt sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của loài cây này. Và đằng sau cánh rừng xà nu ấy là những con người anh dũng bất khuất, thủy chung son sắt với cách mạng. Đó là các thế hệ người dân làng Xô Man mà tiêu biểu là cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng.
+ Chất sử thi được thể hiện qua giọng điệu, ngôn ngữ trang trọng, hào hùng, bi tráng của tác phẩm.
4. Câu 3: Ý nghĩa đoạn cuối tác phẩm.
Sau ba năm đi lực lượng, Tnú về thăm làng một đêm. Hôm sau, Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.
Đây là kết thúc dạng đầu cuối tương ứng, mở đầu tác phẩm cũng có hình ảnh “đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.”. Từ đồi xà nu phát triển thành rừng xà nu, điều đó thể hiện sức sống mãnh liệt của loài cây này, mưa bom bão đạn cũng không thể hủy diệt được chúng. Nó tượng trưng cho sức sống bất tử kì diệu của những con người nơi đây, những con người yêu nước nồng nàn, thủy chung son sắt với cách mạng.
Đoạn cuối đã góp phần thể hiện khuynh hướng sử thi và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tác phẩm.