Bài giảng Bài tập Peptit - Protein - Phần 3 trình bày tổng hợp các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Qua đó các em sẽ nắm vững các tính chất hóa học của các đơn chất, hợp chất đã học, nắm vững công thức tính toán, biết cách viết phương trình hóa học và kết hợp với dữ kiện bài cho mà định hướng được phương pháp giải nhanh, chính xác nhất.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Bài tập 1: Thủy phân hoàn toàn 7,55 gam Gly-Ala-Val-Gly trong dung dịch chứa 0,02 mol NaOH đun nóng, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,21. B. 12,72. C. 11,57. D. 12,99.
Giải:
\(A: \, \left.\begin{matrix} gly-ala-val-gly\\ NaOH:0,02\, mol \end{matrix}\right\}\rightarrow dd\, X\xrightarrow[0,1\, mol]{HCl}\rightarrow dd\, Y\)
\(n_{A}=\frac{7,55}{75.2+89+117-3.18}=0,025\, mol\)
\(A+\, \, 3H_{2}O\rightarrow 2gly+Ala+val\)
0,025 0,075 0,05 0,025 0,025
\(\sum n_{H^{+}}=0,05.0,025+0,025=0,1\, mol\)
\(n_{OH^{-}}=0,02\)
\(H^{+}+OH^{-}\rightarrow H_{2}O\)
0,02 0,02 0,02
\(n_{HCl}=0,1 \, mol\)
n(N)= 0,1 mol
mchất rắn= 7,55+ 0,075.18+ 0,02.18+ 0,1.36,5= 12,99 (g)
\(\Rightarrow\) Chọn câu D.
Bài tập 2: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
A. 51,72 B. 54,30 C. 66,00 D. 44,48
Giải:
\(? \left\{\begin{matrix} X(tetra)\\ Y(tri) \end{matrix}\right.+NaOH\rightarrow 72,48(g)\, Muoi\)
\(X+4NaOH\rightarrow Muoi+H_{2}O\)
a 4a a
\(Y+3NaOH\rightarrow Muoi+2H_{2}O\)
2a 6a 2a
m+10a.40=72,48+3a.18 (1)
nNaOH = 0,6 mol = 10a \(\Rightarrow\) a = 0,06 mol
(1) \(\Rightarrow\) m = 72,48 + 3.0,06.18 - 10.0,06.40 = 51,72 (g)
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.
Bài tập 3: Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các -amino axit có một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 10. B. 15. C. 16. D. 9.
Giải:
Gọi k là số gốc \(\alpha\)- amino axit có trong X.
\(X+k(KOH)\rightarrow Muoi+H_{2}O\)
0,25 0,25.k 0,25
\(m_{chat\, ran\, (sau)}=m_{X}+m_{KOH}-m_{H_{2}O}\)
\(\Rightarrow 253,1=m_{KOH}-m_{H_{2}O}\)
\(\Rightarrow 253,1=0,25.k.\frac{115}{100}.56-0,25.18\)
\(\Rightarrow k=16\)
Số liên kết peptit = k-1 = 15
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.
Bài tập 4: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa . Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45
Giải:
CT chung của peptit: CnH2n+2-kNkOk+1
\(\Rightarrow\) CT Tripeptit Y ( k=3) : CnH2n-1N2O4
\(C_{n}H_{2n-1}N_{3}O_{4}\rightarrow nCO_{2}+(\frac{2n-1}{2})H_{2}O+\frac{3}{2}N_{2}\, ^{\nearrow}\)
0,1 \(\rightarrow\) 0,1n \(\rightarrow\) 0,05(2n-1)
54,9 = 44.0,1n + 18.0,05.(2n-1)
\(\Rightarrow\) n=9
Tripeptit Y: có 9 C
Đipeptit X: có 6 C
\(\Rightarrow\) X: C6H12N2O3
\(C_{6}H_{12}N_{2}O_{3}\rightarrow 6CO_{2}\)
0,2 1,2
\(CO_{2}\rightarrow CaCO_{3}\downarrow\)
1,2
\(\Rightarrow m_{CaCO_{3}}=1,2.100=120\, (g)\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.
Bài tập 5: Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α – amino axit có cùng công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,53. B. 7,25. C. 5,06 D. 8,25.
Giải:
\(X+3NaOH\rightarrow Muoi+H_{2}O\)
a 3a a
\(X+2H_{2}O+3HCl\rightarrow Muoi?\)
0,02 0,04 0,06
H2NCxHyCOOH: amino axit ( no)
4,34 + 40.3a = 6,38+18a
\(a=0,02 \, mol\)
\(M_{X}=\frac{4,34}{0,02}=217\)
X: Tripeptit
- Ala-Ala-gly
M=89.2+75-2.18=217
mmuối= 4,34+0,04.18+0,06.36.5=7,25 (g)
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.
Bài tập 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một tetra peptit X được tạo nên bởi 1 amino axit A no trong phân tử chỉ chứa 1 –NH2 và 1 –COOH , dẩn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tang 72,6 gam biết rằng khí N2 không bị hấp thụ. Amino axit A là:
A . Glixin B. Alanin C. Valin D. Lysin
Giải:
tetra peptit X ( k=4)
CT X: CnH2n-2N4O5
\(C_{n}H_{2n-2}N_{4}O_{5}\rightarrow nCO_{2}+(n-1)H_{2}O+2N_{2}\, ^{\nearrow}\)
0,1 0,1n 0,1.(n-1)
72,6 = 44.0,1.n + 18.0,1.(n-1) \(\Rightarrow n=12\)
Tetra peptit có 4 gốc \(\alpha- amino\, axit\)
\(\Rightarrow\) A có 3 C.
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.