-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu chuyên đề mới: Sinh thái học.
Bài: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái.
1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1.1. Môi trường sống
Khái niệm: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
1.2. Các loại môi trường sống
Chia môi trường sống thành 4 loại môi trường:
- Môi trường cạn: (bao gồm mặt đất và khí quyển) là nơi sinh sống của hầu hết các loài sinh vật trên Trái đất.
- Khí quyển: sinh vật phân bố ở các tầng cao khác nhau lên đến hàng chục kilomet.
- Môi trường nước: (bao gồm các vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ) là nơi sinh sống của các sinh vật thủy sinh.
- Môi trường đất: (bao gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau), thường có các loài vi khuẩn, vi sinh vật đất sinh sống.
- Môi trường sinh vật: là cơ thể của các loài sinh vật, chủ yếu là động vật và thực vật, lnoiw sinh sống cho các loài sinh vật khác (kí sinh hoặc cộng sinh).
1.3. Các nhân tố sinh thái
Khái niệm: Nhân tố sinh thái là các nhân tố của môi trường sống, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống của sinh vật.
Phân loại:
- Nhóm nhân tố vô sinh: là nhóm nhân tố vật lý và hóa học.
- Nhóm nhân tố hữu sinh: gồm thế giới hữu cơ của môi trường sống tác động lên đời sống của sinh vật. (thức ăn, kẻ thù, loài sinh vật gây bệnh,...). Con người được coi là nhân tố sinh thái đặc biệt, thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
2.1. Giới hạn sinh thái
Giới hạn nhiệt độ của Cá Rô phi Việt Nam
Khái niệm: Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị nhất định của một nhóm nhân tố sinh thái, cho phép loài tồn tại và sinh trưởng, phát triển ổn định theo thời gian.
Trong giới hạn sinh thái có các khoảng giá trị như sau:
- Khoảng thuận lợi: là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái cho phép loài thực hiện chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu chịu là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sống của sinh vật.
- Giới hạn dưới và giới hạn trên (điểm gây chết).
2.2. Ổ sinh thái
Khái niệm: Ổ sinh thái là một ổ không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn cho phép loài tồn tại và phát triển lâu dài.
Nơi ở là sinh sống của các loài.
3. Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái
- Quy luật tác động đồng thời: sinh vật sống trong môi trường sống sẽ chịu tác động đồng thời của tất cả các nhân tố sinh thái.
- Quy luật tác động không đồng đều: Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên cơ thể sinh vật, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng,phát triển hoặc tùy thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc ngược lại.