Hôm nay chúng ta bắt đầu học chuyên đề 4: Dao động và sóng điện từ. Ở chuyên đề này có liên quan và gần giống với ba chuyên đề trước chúng ta đã học: vừa có dao động, vừa có sóng là sự lan truyền dao động và của điện. Bài học đầu tiên chúng ta cùng nghiên cứu là Mạch dao động, các kiến thức liên quan đến Mạch dao động, Dao động điện từ tự do và Năng lượng điện từ.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5237 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1086 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1087 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 877 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 959 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1081 TS. Phạm Sỹ Nam
Ở chương này, phần bài tập có cách biến đổi hoàn toàn tương tự như chuyên đề 1, cách biến đổi về nguyên tắc làm không khác nhau nhiều, chỉ khác các kí hiệu. Nếu ở chuyên đề 1 các em đã nắm vững thì ở chuyên đề này các em không có gì phải lo lắng. Các em chỉ cần thuộc một số công thức cơ bản nhất, từ đó với kiến thức Toán học nền tảng chúng ta biến đổi các công thức này.
* Nguyên tắc hoạt động mạch LC: dựa vào hiện tượng TỰ CẢM.
Ta có: \(u = \frac{q}{C};\ u = e-i.R = e\)
\(e = -\phi ' = -(Li)' = -Li' = -Lq''\)
\(\Rightarrow \frac{q}{C} = -Lq'' \Leftrightarrow q'' = -\frac{1}{LC}q\)
Đặt \(\omega ^2 = \frac{1}{LC} \Rightarrow q'' = -\omega ^2.q \ (*)\)
Nghiệm của phương trình (*) có dạng \(q = Q_0\cos (\omega t + \varphi )\)
Vậy điện tích của mạch LC lý tưởng dao động điều hòa với tần số góc \(\omega = \frac{1}{\sqrt{LC}}\)
→ Chu kỳ: \(T = \frac{2 \pi }{\omega } = 2 \pi .\sqrt{LC}\)
→ Tần số: \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{2\pi .\sqrt{LC}}\)
* Phương trình điện áp: \(u = \frac{q}{C} = \frac{Q_0}{C}.\cos (\omega t + \varphi )\)
\(\Rightarrow u = U_0.\cos (\omega t + \varphi ),\ \ \ U_0 = \frac{Q_0}{C}\)
* Phương trình cường độ dòng điện: \(i = q' = -\omega Q_0.\sin (\omega t + \varphi )\)
\(\Rightarrow i = I_0.\cos (\omega t + \varphi + \frac{\pi}{2}),\ \ \ I_0 = \omega Q_0\)
\(T = \frac{2\pi }{\omega } = 2\pi \sqrt{LC} = 2\pi \frac{Q_0}{I_0}\)
* Mối liên hệ về pha: Trong mạch LC lý tưởng, điện tích q và điện áp u luôn dao động cùng pha và cùng trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với i.
* Công thức độc lập thời gian:
\(\cdot \ q\perp i \Rightarrow \left ( \frac{q}{Q_0} \right )^2 + \left ( \frac{i}{I_0} \right )^2 = 1 \Leftrightarrow Q_{0}^{2} = q^2 + \left ( \frac{i}{\omega } \right )^2\)
\(\cdot \ u \perp i \Rightarrow \left ( \frac{u}{U_0} \right )^2 + \left ( \frac{i}{I_0} \right )^2 = 1 \Leftrightarrow u = \pm U_0\sqrt{1-\left ( \frac{i}{I_0} \right )^2}\)
* Dao động điện có sự tương tự với dao động cơ
Khi thay q ⇔ x; Q0 ⇔ A; i ⇔ v,...
* Năng lượng mạch LC
+ Năng lượng điện trường: \(W_C = \frac{1}{2}Cu^2 = \frac{1}{2}CU_{0}^{2}.\cos ^2(\omega t + \varphi )\)
+ Năng lượng từ trường: \(W_L = \frac{1}{2}Li^2 = \frac{1}{2}LI_{0}^{2}.\sin ^2(\omega t + \varphi )\)
+ Năng lượng điện từ: \(W = W_C + W_L = \frac{1}{2}Cu^2 + \frac{1}{2}Li^2 = \frac{Q_{0}^{2}}{2C}\) (hằng số)
\(W = W_{C\ max}\ (W_L = 0)\)
\(W = W_{L\ max}\ (W_C = 0)\)
VD: Cho mạch LC lý tưởng gồm L = 4 mH; C = 9 nF; U0 = 12 V
a) Tìm \(\omega\), T, f, I0, Q0, W?
b) Viết biểu thức q biết tại t = 0, \(q = \frac{Q_0}{2}\) và đang tăng? Suy ra biểu thức u và i?
c) Tìm \(\frac{W_C}{W_L}\) khi i = 3 mA và khi u = 4 V?
d) Trong 1 chu kỳ, tìm thời gian để độ lớn cường độ dòng điện i không vượt quá \(9\sqrt{3}\) mA?
Giải:
L = 4 mH = 4.10-3 H
C = 9 nF = 9.10-9 F
U0 = 12 V
a)
\(\cdot \ \omega = \frac{1}{\sqrt{LC}} = \frac{1}{\sqrt{4.10^{-3}.9.10^{-9}}} = \frac{10^6}{6}\ (rad/s)\)
\(\cdot \ T = \frac{2\pi }{\omega } = \frac{2\pi }{\frac{10^6}{6}} = 12\pi .10^{-6} \ (s)\)
\(\cdot \ f = \frac{1}{T} = \frac{1}{12\pi .10^{-6}} = \frac{10^6}{12\pi }\ (Hz)\)
\(\cdot \ I_0 = \omega Q_0\)
\(\cdot \ Q_0 = CU_0 = 9.10^{-9}.12 = 108.10^{-9} \ (C)\)
\(I_0 = \omega Q_0 = \frac{10^6}{6}.108.10^{-9} = 18.10^{-3}\ (A) = 18\ (mA)\)
\(W = \frac{1}{2}CU_{0}^{2} = \frac{1}{2}.9.10^{-9}.12^2 = 648.10^{-9}\ (J)\)
b) \(q = Q_0 \cos (\omega t + \varphi )\)
\(t = 0: \left\{\begin{matrix} q = \frac{Q_0}{2} \Rightarrow \frac{Q_0}{2} = Q_0 \cos \varphi \Rightarrow \cos \varphi = \frac{1}{2} \Rightarrow \varphi = \pm \frac{\pi}{3}\\ dang\ tang \Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{3} \hspace{5,2cm} \end{matrix}\right.\)
Vậy \(q = 108.10^{-9}.\cos (\frac{10^6}{6} t - \frac{\pi }{3}) \ (C)\)
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} u = 12\cos \left ( \frac{10^6}{6}t - \frac{\pi }{3} \right )\ (V) \hspace{1cm}\\ i = 18\cos \left ( \frac{10^6}{6}t - \frac{\pi }{3} + \frac{\pi }{2} \right )\ (mA) \end{matrix}\right.\)
c)
\(\cdot \ \left\{\begin{matrix} \frac{W_C}{W_L} = \ ? \ \ \ \\ i = 3\ mA \end{matrix}\right.\)
\(\frac{W_C}{W_L} =\frac{W-W_L}{W_L} = \frac{W}{W_L} - 1 = \frac{\frac{1}{2}LI_{0}^{2}}{\frac{1}{2}Li^2} - 1 = \left ( \frac{I_0}{i} \right )^2 - 1 = 35\)
\(\cdot \ \left\{\begin{matrix} \frac{W_C}{W_L} = \ ? \ \ \\ u = 4\ V \end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow \frac{W_C}{W_L} = \frac{W_C}{W-W_C} = \frac{\frac{1}{2}Cu^2}{\frac{1}{2}CU_{0}^{2}-u^2} = \frac{u^2}{U_{0}^{2}-u^2} = \frac{1}{8}\)
d) \(\left\{\begin{matrix} Trong \ 1T \hspace{4cm}\\ |i| \leq 9\sqrt{3}\ mA = \frac{I_0\sqrt{3}}{2} \Rightarrow \Delta t= \ ? \end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow \Delta t = 4t_0 = 4\frac{T}{6} = \frac{2}{3}.12\pi .10^{-6} = 8\pi .10^{-6}\ (s)\)