-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào tất cả các em! Hôm nay chúng ta sẽ đến với một Chuyên đề tiếp theo trong nội dung của quy luật di truyền. Chuyên đề hôm nay có tên là Di truyền học quần thể. Trong chuyên đề này chỉ có một nội dung về mặt lý thuyết mà chúng ta cần quan tâm mà thôi đó là Cấu trúc di truyền quần thể.
Bài hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho chúng ta sơ lượt về lý thuyết cơ bản cấu trúc di truyền quần thể đến với bài sau thầy sẽ hướng dẫn cho chúng ta các công thức và các dạng bài tập cơ bản của chuyên đề này. Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem thế nào là quần thể.
* Khái niệm:
Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, trong một khoảng thời gian nhất định. Có khả năng giao phối và sinh sản.
I. Các đặc trưng cơ bản của quần thể:
- Vốn gen: Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể tại 1 thời điểm nhất định
Ví dụ: Quy ước A: trắng, a: xám. Xét 1 quần thể sóc có 2000 cá thể. Trong đó có 1500 con Aa, 200 con có kiểu gen aa.
. Xác định tần số A và a?
. Xác định tần số kiểu gen trong quần thể?
Giải:
. Xác định tần số alen:
Ta có:
\(\left.\begin{matrix} Aa = 1500 \ con \\ \\ aa = 200 \ con \ \ \end{matrix}\right\}\Rightarrow Alen \ a = 200 \times 2 + 1500 = 1900\)
⇒ AA = 2000 - 1500 - 200 = 300 con
⇒ Số alen A = 1500 + 300 x 2 = 2100
Tổng số Alen A và a = 4000
⇒ Tần số alen \(A=\frac{2100}{4000}\)
Tần số alen \(a=\frac{1900}{4000}\)
⇒ Tần số alen là tỉ lệ giữa số lượng 1 loại alen trên tổng số alen của quần thể.
. Xác định tần số kiểu gen:
Ta có:
\(\left.\begin{matrix} Aa = 1500 \\ \\ aa = 200 \ \ \end{matrix}\right\} \Rightarrow kg \ AA = 300\)
\(\Rightarrow Ts \ kg \ AA=\frac{300}{2000}=\frac{3}{20}\)
\(\\ Ts \ kg \ Aa=\frac{1500}{2000}=\frac{3}{4} \\ \\ Ts \ kg \ aa=\frac{200}{2000}=\frac{1}{10}\)
⇒ Tần số kiểu gen là tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đó trên tổng số cá thể (kiểu gen) của quần thể.
II. Cấu trúc di truyền của các dạng quần thể:
1. Quần thể tự thụ phấn.
Ví dụ: Lúa, ngô...
- Đặc điểm của quần thể tự thụ phấn
Giả sử 1 quần thể thực vật ban đầu có kiểu gen Aa
P0: Aa
P0: Aa x Aa
Gp: \(\frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a \ \ \downarrow \ \ \frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a\)
F1: \(\frac{1}{4}AA:\frac{2}{4}Aa :\frac{1}{4}a a\)
\(\\ \Rightarrow Kg \ Aa=\frac{1}{2} \\ \\ \Rightarrow Kg \ AA = aa = \frac{1}{4}\)
\(F_{1} \times F_{1}: \frac{1}{4}AA \times \frac{1}{4}AA\)
\(\frac{2}{4}Aa \times \frac{2}{4}Aa\rightarrow Aa=\frac{1}{4}=\frac{1}{2^2}\)
\(\frac{1}{4}aa \times \frac{1}{4}aa\)
⇒ Qua n lần tự thụ phấn ⇒ \(Aa=\frac{1}{2^n}\)
⇒ Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp:
\(AA=aa= \frac{1-\dfrac{1}{2^n}}{2}\)
* Kết luận:
- Tự thụ phấn làm cho tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng lên, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm đi
- Bệnh di truyền thực vật có cơ hội gia tăng ⇒ suy thoái các giống cây trồng, mất dần các đặc tính tốt,...
2. Quần thể giao phối gần:
- Khái niệm: Các cá thể có quan hệ huyết thống giao phối với nhau → giao phối gần
- Đặc điểm:
. Tăng dần thể đồng hợp và giảm dần thể dị hợp
. Gây hiện tượng suy thoái nòi giống, gây ra các bệnh di truyền, quái thai,...
3. Quần thể ngẫu phối:
- Khái niệm: Khi các cá thể trong quần thể chọn lựa bạn tình và giao phối ngẫu nhiên → ngẫu nhiên
- Đặc điểm: Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp → tạo ra sự đa dạng vốn gen cho quần thể → là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
* Định luật Hacdi-Vanbec:
Giả sử quần thể có CT: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1
Tần số alen \(A = 0,25 +\frac{0,5}{2}=0,5\)
\(a = 0,25 +\frac{0,5}{2}=0,5\)
Quá trình ngẫu phối:
♀(0,5A : 0,5a) x ♂(0,5A : 0,5a)
⇒ CT quần thể mới: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa = 1
⇒ Tần số alen: \(\left\{\begin{matrix} A = 0,5 \\ a=0,5 \end{matrix}\right.\)
⇔ (0,5)2AA : 2.0,5.0,5Aa : (0,5)2aa = 1
⇔ x2AA :2xyAa : y2aa =1
⇒ Vậy: Trong quần thể ngẫu phối tần số alen và cấu trúc di truyền quần thể có xu hướng duy trì không đổi qua các thế hệ trong một thời gian nhất định.
* Công thức định luật Hacdi-Vanbec:
Giả sử trong quần thể có một gen gồm 2 alen A và a.
Gọi tần số alen A: p
Gọi tần số alen a: q
p + q = 100% = 1 |
Xảy ra ngẫu phối ⇒ SĐL:
Alen | A(p) | a(q) |
A(p) | p2 AA | pq Aa |
a(q) | pq Aa | q2 aa |
⇒ Tần số kiểu gen AA:q2
Tần số kiểu gen Aa: 2pq
Tần số kiểu gen aa:q2
⇒ Quần thể cân bằng:
p2 AA : 2pq Aa : q2 aa = 1 |
* Điều kiện nghiệm đúng:
- Quần thể có số lượng lớn.
- Có sự ngẫu phối.
- Không có hiện tượng di - nhập gen.
- Các hợp tử có sức sống giống nhau và có khả năng thụ tinh giống nhau.
- Không chịu ảnh hưởng của đột biến và chọn lọc tự nhiên.