YOMEDIA

10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có giải chi tiết

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em 10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có lời giải chi tiết. Tài liệu tóm lược các nội dung trọng tâm, công thức giải toán và một số câu hỏi trích dẫn từ các trường Chuyên, THPT. Trong đó bao hàm các dạng toán Nhận biết, Thí nghiệm, Ăn mòn điện hóa, kiến thức tổng hợp, liên chương vô cơ, hữu cơ, Toán este, lipit, Amin, Amino axit, Nhiệt nhôm, Đồ thị,...  Hy vọng Bộ câu hỏi này sẽ giúp các em rèn luyện được kĩ năng giải bài tập Trắc nghiệm Hóa học ở mức độ nâng cao để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi học kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

10 DẠNG BÀI VẬN DỤNG CAO MÔN HÓA ÔN THI THPT QG

A. Lí thuyết trọng tâm

I. Nhận biết các chất hóa học

1. Lý thuyết cần nắm

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ 10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có lời giải chi tiết nhé!

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: (Chuyên Hạ Long – Lần 2 –  THPT QG 2017)

Có 5 kim loại là Mg, Ba, Zn, Fe, Ag. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được các kim loại

A. Mg, Ba, Zn, Fe                    B. Mg, Ba, Zn, Fe, Ag              C. Mg, Ba, Zn              D. Mg, Ba, Cu

Nhận định: Đây là dạng toán cố định thuốc thử. Gặp dạng này, ta sẽ sử dụng thuốc thử đề cho và các sản phẩm sinh ra hoặc chất đã nhận được làm thuốc thử tiếp theo.

Hướng dẫn:

- Dùng H2SO4 loãng:

+) Kết tủa trắng + bọt khí : Ba

+) Kết tủa bạc không tan do không phản ứng: Ag

+) Tan + bọt khí : Mg, Zn, Fe

- Cho Ba dư vào 3 bình chưa nhận được

+) Kết tủa trắng hóa nâu ngoài không khí => Fe

+) Kết tủa trắng : Mg và Zn

- Cho Ba dư vào dung dịch H2SO4 => lọc kết tủa => chỉ còn dung dịch Ba(OH)2

- Cho 2 kim loại chưa nhận được vào:

+) Kim loại tan + khí : Zn

+) Kết tủa : Mg

Chọn đáp án B

Câu 2: (Chuyên Thoại Ngọc Hầu – lần 1 – THPT QG 2017)

Có các dung dịch riêng biệt không dán nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, (NH4)2SO4. Dung dịch thuốc thử cần thiết để nhận biết các dung dịch trên là:

A. NaOH                                  B. Ba(OH)2                             C. NaHSO4                   D. BaCl2

Nhận định:

Nhận xét 4 đáp án : Thấy ion (OH)- tạo kết tủa hidroxit với ion kim loại → Nhận biết bằng màu sắc hidroxit. (Loại C, D)

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ 10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có lời giải chi tiết nhé!

II. Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa

1. Lý thuyết cần nắm

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: (Chuyên Hạ Long – Lần 2 – Thi thử THPT QG 2017)

Thực hiện các thí nghiệm sau:

 (1) Thả một đinh Fe vào dung dịch HCl

 (2) Thả một đinh Fe vào dung dịch Ni(NO3)2.

 (3) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3

 (4) Nối một dây Fe với một dây Cu rồi để trong không khí ẩm

 (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chỉ chứa đầy khí O2.

 (6) Thả một đinh Fe vào dung dịch chứa Cu(SO4) và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là:

A. (2),(3),(4),(6)               B. (2),(4),(6)                           C. (1),(3),(5)                     D. (1),(3),(4),(5) 

Nhận định: Xét dữ kiện (1) Thả một đinh Fe vào dung dịch HCl chỉ chứa 1 kim loại như vậy không thể là ăn mòn điện hóa ⇒ Loại C, D

So sánh 2 đáp án A và B chỉ cần xét dữ kiện (3) (3) Thả một đinh Fe vào dung dịch FeCl3 chỉ có 1 kim loại ⇒ Loại A. Chọn đáp án B

Hướng dẫn:

Điều kiện ăn mòn điện hóa :

+) 2 điện cực khác bản chất (KL-KL hoặc KL-PK..)

+) 2 điện cực nối với nhau bằng dây dẫn hoặc tiếp xúc trực tiếp

+) 2 điện cực cùng nhúng vào dung dịch chất điện li

Các thí nghiệm thỏa mãn: (2) , (4) , (6). Chọn đáp án B

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ 10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có lời giải chi tiết nhé!

III. Thí nghiệm hóa học

1. Lý thuyết cần nắm

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: (Chuyên Lê Quý Đôn – Lần 2 – THPT QG 2016)

Cho các khí sau: O2, O3, N2, H2, C2H2, Cl2, HCl, SO2, H2S. Hình vẽ bên cạnh là dụng cụ điều chế mốt số khí trong phòng thí nghiệm. Trong các khí trên, dụng cụ này được dùng điều chế bao nhiêu khí?

 

A.6.                                          B.5.                                          C.7.                              D.4.

Nhận định: Ống nghiệm có nhánh dẫn khí dẫn qua bình đựng dung dịch brom. mục đích của bình đựng brom là để xác định có khí sinh ra chưa. Vậy kết luận với dụng cụ đã cho sẽ nhận biết được các khí làm mất màu dung dịch brom.

Hướng dẫn:

Bình Br2 là để nhận biết đã có khí xuất hiện hay chưa.
⇒ Khí tạo ra phải phản ứng làm mất màu dung dịch Brom: C2H2; SO2; Cl2; H2S

Chọn đáp án D

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ 10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có lời giải chi tiết nhé!

IV. Kiến thức liên chương vô cơ – hữu cơ

Câu 1: (Chuyên Lê Khiết – Lần 1 – THPT QG 2016)

Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron. 
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(4) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.
 (5) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(6) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
(7) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số nhận xét đúng là:

A.8.                                          B.4.                                          C.3.                              D.2.

Hướng dẫn:

(1) Sai. Saccarozơ thủy phân tạo Glucozơ và Fructozơ
(2) Sai. Caprolactam trùng hợp tạo tơ capron
(5) Sai. Dung dịch sau phản ứng có màu tím (phản ứng Biure)
(6) Sai. Vì peptit có n nhóm CO-NH nghĩa là có n liên kết peptit thì phải có (n + 1) amino axit ⇒ 2 nhóm ⇒ tripeptit
(7) sai. Sorbitol chỉ chứa nhóm OH ⇒ đa chức nhưng không tạp chức
⇒ Có 2 ý đúng nên Chọn đáp án D

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ 10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có lời giải chi tiết nhé!

B. Bài tập trọng tâm

I. Este

1. Lý thuyết cần nắm

a. Công thức tổng quát

- Este no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOCmH2m+1 hay CxH2xO2 (n ≥ 0; m ≥ 1; x ≥ 2)

- Este đơn chức: CxHyO2 hoặc RCOOR’ (x ≥ 2; y ≥ 4; y chẵn; y ≤ 2x)

b. Tính chất hóa học

- Phản ứng thủy phân (Điều kiện trong môi trường axit loãng và được đun nóng)

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong 10 Dạng bài vận dụng cao môn Hóa ôn thi THPT Quốc Gia có lời giải chi tiết năm 2017. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm: 5 Đề thi thử các trường Chuyên môn Hóa THPT QG 2017 có đáp án - Phần 2

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp và biên soạn)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF