Kỳ thi THPT QG năm 2017 sắp đến gần đây là giai đoạn quan trọng nhất đòi hỏi các em học sinh phải ôn luyện thật nghiêm túc và tập trung. Ngoài việc ôn kiến thức cơ bản thì việc làm các đề thi là một việc hết sức quan trọng để nắm vững các kiến thức đã học. Học247 xin giới thiệu đến các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD của các trường THPT năm 2017. Hi vọng đây sẽ là tài liệu ôn thi bổ ích cho các em. Chúc các em vượt qua kì thi thật tốt.
SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1MÔN GDCD – KHỐI 12 Ngày thi: 15/10/2016 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) |
|
DÀNH CHO HỌC SINH BAN KHXH |
Mã đề thi 132 |
Câu 1: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:
A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật
C. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 2: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 3: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật
Câu 4: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm
A. Kỉ luật. B. Hành chính C. Hình sự. D. Dân sự.
Câu 5: Nguồn gốc của pháp luật là:
A. Phong tục,tập quán sinh hoạt và truyền thống văn hóa dân tộc.
B. Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.
C. Là các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật.
D. Đạo đức là gốc của pháp luật.
Câu 6: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 8: Pháp luật là phương tiện để công dân
A. Tự bảo vệ mình.
B. Thực hiện và bảo vệ mọi quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Bảo vệ mọi quyền lợi của mình.
D. Thực hiện quyền tự do của mình.
Câu 9: Nam công dân từ 18 đến 27 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật B. Áp dụng pháp luật
C. Sử dụng pháp luật D. Thi hành pháp luật
Câu 10: Vi phạm hình sự là:
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm ho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 11: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. Đều có nghĩa vụ như nhau.
B. Đều có quyền như nhau.
C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 12: Có mấy giai đoạn thực hiện pháp luật:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 13: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 14: Vi phạm dân sự là hành vi:
A. Xâm phạm các quan hệ nhân thân.
B. Xâm phạm các quan hệ sở hữu.
C. Xâm phạm các quan hệ tài sản.
D. Xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Câu 15: Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị là:
A. Mối quan hệ giữa vai trò và ý chí của đảng cầm quyền với pháp luật.
B. Mối quan hệ giữa tư tưởng.quan điểm của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước.
C. Mối quan hệ giữa đường lối của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước.
D. Chính trị là gốc của pháp luật.
Câu 16: Người có hành vi gây tổn hại sức khỏe của người khác thì:
A. Phải chịu trách nhiệm hành chính.
B. Phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. Phải chịu trách nhiệm dân sự.
D. Phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT YÊN LẠCĐề thi có 03 trang Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12NĂM HỌC 2016-2017Bài thi: Khoa học xã hội Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN |
|
Họ, tên thí sinh:........................... Số báo danh: ................... |
Mã đề thi 132 |
Câu 1: Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào
A. Hành vi của con người. B. Lỗi vi phạm của con người.
C. Độ tuổi, tình trạng sức khỏe tâm lý. D. Suy nghĩ sai trái của con người.
Câu 2: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là người từ
A. Đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Đủ 16 tuổi trở lên.
C. Đủ 14 tuổi trở lên D. Đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 3: Chỉ ra đâu là hành vi công dân áp dụng pháp luật?
A. Quỳnh không đi vào đường ngược chiều.
B. Bạn Nam đi đúng làn đường dành cho người đi xe máy.
C. UBND huyện Y ra quyết định thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích.
D. Tuấn tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 4: Chỉ ra độ tuổi của người không có năng lực hành vi dân sự?
A. Từ đủ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Chưa đủ 6 tuổi.
C. Từ đủ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Câu 5: Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là
A. Pháp luật. B. Thông tư. C. Pháp lệnh. D. Nghị định.
Câu 6: Chủ thể của vi phạm hình sự chỉ có thể là
A. Cá nhân và tổ chức. B. Cá nhân và tập thể.
C. Cá nhân và cơ quan nhà nước D. Những cá nhân.
Câu 7: Nghi can Hòa xả chất thải độc chưa qua xử lý xuống dòng sông, gây nhiễm độc cho nguồn nước và cư dân hai bên bờ sông. Hành vi vi phạm này được xác định là lỗi
A. Cố ý trực tiếp. B. Cố ý gián tiếp. C. Vô ý do quá tự tin. D. Vô ý do cẩu thả.
Câu 8: Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam. B. Luật Bảo vệ môi trường.
C. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Nội quy nhà trường.
Câu 9: Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, lại đua đòi bạn bè ăn chơi nên Thanh phạm tội cướp tài sản khi mới qua sinh nhật tuổi 15. Hành vi cướp tài sản của Thanh là hành vi vi phạm
A. Dân sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Hình sự.
Câu 10: Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?
A. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
B. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
D. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.
Câu 11: Chị Hoa không đi đúng làn đường giành cho xe máy. Trong trường hợp này chị Hoa đã
A. Không tuân thủ pháp luật. B. Không thi hành pháp luật.
C. Không áp dụng pháp luật. D. Không sử dụng pháp luật.
Câu 12: Điều 65 Hiến pháp 1992 nước ta quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.”. Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức.”. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa Điều 65 Hiến pháp 1992 và Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004?
A. Đều là những quy định về quyền trẻ em. B. Đều là những điều các em cần có.
C. Quy định cụ thể chi tiết về quyền trẻ em. D. Nêu khái quát chung về quyền trẻ em.
Câu 13: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có
A. Ai bị kiểm soát hoạt động. B. Những quy định bắt buộc.
C. Trật tự và ổn định D. Gò ép bởi quy định của pháp luật.
Câu 14: Ông Nguyễn Văn Tình đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông Tình đã
A. Thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh. B. Thúc đẩy kinh doanh phát triển.
C. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. D. Chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.
Câu 15: Vì sao nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?
A. Để phát triển kinh tế theo hướng của mình. B. Là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.
C. Duy trì các mối quan hệ theo hướng tích cực. D. Đảm bảo được yêu cầu xã hội.
Trên đây là một phần của Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT, để xem chi tiết và đầy đủ đáp án các em hãy xem online hoặc tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo các tài liệu sau:
Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của Bộ GD và ĐT
Bộ đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT Chuyên
Hi vọng những tài liệu trên đây sẽ giúp các em một phần trong quá trình ôn luyện của mình. Chúc các em vượt qua kì thi với kết quả thật như ý.
--MOD GDCD HOC247 (tổng hợp)