Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 207116
Phát biểu nào sau đây đúng ?
- A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
- B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.
- C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.
- D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 207118
Nhúng một lá sắt (dư) vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng lấy lá sắt ra, có bao nhiêu trường hơp tạo muối sắt (II) ?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 207119
: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2 (SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng. Số thí nghiệm thu được kim loại là
- A. 4
- B. 5
- C. 2
- D. 3
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 207122
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X cho CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ 1,75:1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06g X thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,76g oxi trong cùng điều kiện. Ở nhiệt độ phòng, X không làm mất màu nước brom nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. X là hiđrocacbon nào dưới đây ?
- A. Stiren
- B. Toluen
- C. Etyl benzen
- D. p-Xilen
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 207123
Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no( chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN= 80 :21.Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M.Mặt khác ,đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc).Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2,H2O,N2) vào nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là
- A. 20
- B. 13
- C. 10
- D. 15
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 207126
Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với H= 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư tạo ra 350 gam kết tủa. Giá trị của m
- A. 840
- B. 420
- C. 236,25
- D. 472,5
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 207128
Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B (B hơn A một nhóm -CH2-). Cho 3,35 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M thu được 3,75 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo của A và B?
- A. H-COOCH3 và H-COOC2H5.
- B. H-COOC2H5 và CH3-COOC2H5
- C. CH3-COOCH3 và CH3-COOC2H5
- D. H-COOCH3 và CH3-COOCH3
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 207131
Cho m gam bột Zn vào 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,15M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 4,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
- A. 10,4
- B. 9,75
- C. 11,28
- D. 34,67
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 207133
Cho 6,048 gam Mg phản ứng hết với 189 gam dung dịch HNO3 40% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí là oxit của nitơ. Thêm 392 gam dung dịch KOH 20% vào dung dịch X, rồi cô cạn và nung sản phẩm đến khối lượng không đổi thì thu được 118,06 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 và HNO3 trong dung dịch X là
- A. 19,696% và 17,167%.
- B. 19,122% và 16,666%.
- C. 18,580% và 16,194%.
- D. 20,288% và 17,683%.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 207138
Nung m gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 sau một thời gian thu được chất rắn Y. Để hoà tan hết Y cần V lít dung dịch H2SO4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch Z và 0,6 mol khí. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Z đến dư, thu được kết tủa M. Nung M trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn T. Cho 50 gam hỗn hợp A gồm CO và CO2 qua ống sứ được chất rắn T nung nóng. Sau khi T phản ứng hết thu được hỗn hợp khí B có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của A. Giá trị của (m - V) gần với giá trị nào sau đây nhất ?
- A. 58,4
- B. 61,5
- C. 63,2
- D. 65,7
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 207140
Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
- A. 0,6
- B. 1,25
- C. 1,2
- D. 1,5
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 207144
Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch kiềm dư?
- A. Al
- B. Fe
- C. Mg
- D. Cu
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 207145
Chất nào sau đây được gọi là xút ăn da?
- A. NaCl
- B. KOH
- C. NaHCO3
- D. NaOH
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 207147
Chất X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo, thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh. Chất X là:
- A. Saccarozơ
- B. Tinh bột
- C. Tristearin
- D. Xenlulozơ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 207149
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện ?
- A. Na
- B. Mg
- C. Cu
- D. Al
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 207150
Polietilen là chất dẻo mềm, được dùng nhiều để làm
- A. màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa
- B. vật liệu cách điện, ống dẫn nước, thủy tinh hữu cơ
- C. dệt vải may quần áo ấm, bện thành sợi
- D. sản xuất bột ép, sơn, cao su
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 207152
Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, bó bột. Công thức của thạch cao nung là:
- A. CaSO4
- B. CaSO4.H2O
- C. CaSO4.2H2O
- D. CaCO3
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 207153
Khử hết m gam CuO bằng dư, thu được chất rắn X. Cho X tan hết trong dung dịch dư thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là:
- A. 9,6
- B. 8
- C. 6,4
- D. 12
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 207155
Cho 2,3 gam Na vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
- A. 2,34
- B. 0,78
- C. 1,56
- D. 7,8
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 207158
Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc (theo hình vẽ bên) đúng kĩ thuật là:
- A. Cho từ từ nước vào H2SO4 đặc và khuấy đều.
- B. Cho nhanh nước vào H2SO4 đặc và khuấy đều
- C. Cho từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều.
- D. Cho nhanh H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 207159
Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
- A. Al
- B. Cu
- C. Fe
- D. Ag
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 207161
CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo kết tủa?
- A. NaCl
- B. NaOH
- C. Ca(NO3)2
- D. Ca(OH)2
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 207163
Quá trình nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí?
- A. Hoạt động của phương tiện giao thông.
- B. Đốt rác thải và cháy rừng
- C. Quang hợp của cây xanh
- D. Hoạt động của núi lửa
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 207164
Este nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
- A. \(C{H_3}COO{C_6}{H_5}\)
- B. \(HCOOCH = C{H_2}\)
- C. \(C{H_3}COOC{H_3}\)
- D. \({(HCOO)_2}{C_2}{H_4}\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 207165
Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
- A. H2SO4 loãng nguội
- B. AgNO3
- C. FeCl3
- D. ZnCl2
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 207167
Khi cho dung dịch anbumin tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu:
- A. tím
- B. đỏ
- C. trắng
- D. vàng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 207168
Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
- A. Glyxin
- B. Metylamin
- C. Axit glutamic
- D. Lysin
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 207173
Cho 0,5 mol hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,9 mol hỗn hợp X gồm CO, . Cho X hấp thụ vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được dung dịch Z. Cho từ từ dung dịch Z vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được V lít . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
- A. 2,240.
- B. 1,792
- C. 0,224.
- D. 1,120.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 207175
Thủy phân hoàn toàn cacbohiđrat A thu được hai monosaccarit X và Y, Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. Hai chất A và Z lần lượt là:
- A. Saccarozơ và axit gluconic
-
B.
- Tinh bột và sobitol
- C. Tinh bột và glucozơ
- D. Saccarozơ và sobitol
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 207181
Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa học?
- A. Đốt dây thép trong khí clo.
- B. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3},HN{O_3}\)
- C. Cho lá nhôm nguyên chất vào dung dịch gồm \(CuS{O_4},{H_2}S{O_4}\) loãng
- D. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 207185
Số hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 là:
- A. 3
- B. 2
- C. 1
- D. 4
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 207191
Từ chất X (C3H8O4) mạch hở, không phản ứng tráng bạc và có các phản ứng sau:
X + 2NaOH → \(Y + Z{\text{ }} + {H_2}O;\)
Z + HCl →T + NaCl;
\(T\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}dac}}Q + {H_2}O\)
Biết Q làm mất màu dung dịch brom. Kết luận nào sau đây đúng ?
- A. Chất Y là natri axetat
- B. T là hợp chất hữu cơ đơn chức
- C. X là hợp chất hữu cơ đa chức
- D. Q là axit metacrylic
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 207194
Dãy chuyển hóa theo sơ đồ
Các chất X, Y, Z, T thỏa mãn sơ đồ trên tương ứng là
- A. Na2CO3, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3
- B. NaHCO3, NaOH, NaAlO2, Al(OH)3
- C. Al(OH)3, Ba(A1O2)2, NaAlO2, Na2CO3
- D. Al(OH)3, Ba(A1O2)2, NaAlO2, NaHCO3
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 207196
Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm propin và H2 qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y (chỉ gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 bằng 21,5. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
- A. 0,05 mol
- B. 0,10 mol
- C. 0,15 mol
- D. 0,2 mol
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 207197
Cho các chất: HCl, NaHCO3, Al, Fe(OH)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 207199
Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là:
- A. 33,12
- B. 66,24
- C. 72,00
- D. 36,00
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 207202
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y (có số mol bằng nhau, MX < MY) cần lượng vừa đủ 13,44 lít O2, thu được H2O, N2 và 6,72 lít CO2. Chất Y là:
- A. etylamin
- B. propylamin
- C. butylamin
- D. metylamin
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 207203
Cho các chất: NaHCO3, Mg(OH)2, CH3COOH, HCl. Số chất điện li mạnh là:
- A. 4
- B. 1
- C. 2
- D. 3
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 207205
Cho các polime sau: polietilen, tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat, polibutađien. Số polime thiên nhiên là:
- A. 3
- B. 5
- C. 2
- D. 4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 207206
Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:
- A. 97,6
- B. 82,4
- C. 88,6
- D. 80,6