Câu hỏi (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 86060
Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng được với nước ?
- A. CaO.
- B. CuO.
- C. Fe2O3.
- D. ZnO.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 86061
Bazơ nào bị nhiệt phân hủy ?
- A. Ba(OH)2.
- B. Ca(OH)2.
- C. NaOH.
- D. Cu(OH)2.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 86062
Có thể nhận biết hai dung dịch Ca(OH)2 và NaOH bằng :
- A. HCl.
- B. quỳ tím.
- C. CO2.
- D. HNO3.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 86063
Cho 200g SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (D = 1,12g/ml) được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A.
- A. 33%.
- B. 32%.
- C. 23%.
- D. 22%.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 86064
Trong các dung dịch sau, chất nào phản được với dung dịch BaCl2 ?
- A. HNO3.
- B. NaCl.
- C. AgNO3.
- D. HCl.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 86065
Hãy chọn cách sắp xếp theo tính hoạt động hóa học tăng dần (từ trái sang phải) của các nhóm kim loại sau:
- A. Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb.
- B. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na.
- C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na.
- D. Ag, Pb, Cu, Fe, Zn, Al, Na.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 86066
Viết phương trình hoá học hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 86067
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất khí đựng trong lọ sau: Cl2; HCl; O2; N2. Viết PTHH minh hoạ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 86068
Cho 13 g hỗn hợp gồm bột Fe và bột Cu tác dụng với lượng dung dịch H2SO4 dư, thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc ).
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng hóa học xảy ra ?
b. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại ban đầu ?
c. Tính thể tích của dung dịch H2SO4 20% (có khối lượng riêng là 1,14 g/ml) cần dùng cho phản ứng trên ?
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 86069
Bệnh đau dạ dày do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt lượng axit, khi bị đau người ta thường dùng chất nào trong các chất sau: NaCl; NaHCO3; CaO; CaO và viết PTHH xảy ra