Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 334635
Đun nóng hỗn hợp glixerol với axir panmitic và axit oleic số loại trieste trong phân tử chứa cả hai gốc axit béo nói trên là
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 334638
Trilauryl glixerit (C3H5(OOCC11H23)3) là chất béo có trong dầu dừa. Tính chất vật lí nào sau đây đúng với trilauryl glixerit?
- A. Ít tan trong nước.
- B. Ở trạng thái lỏng.
- C. Nhẹ hơn nước.
- D. Có mùi thơm.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 334640
Thủy phân hoàn toàn 30 gam một loại chất béo cần vừa đủ 3,6 gam NaOH. Từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với NaOH thì lượng muối natri thu được để làm xà phòng là
- A. 1469 kg.
- B. 3427 kg.
- C. 1028 kg.
- D. 719,6 kg.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 334645
Đốt cháy hoàn toàn triglixerit X thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 4a. Nếu thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp glicerol, axit oleic, axit stearic. Số nguyên tử H trong X là
- A. 106
- B. 102
- C. 108
- D. 104
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 334647
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
- A. 0,7.
- B. 0,3.
- C. 0,5.
- D. 0,4.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 334660
Đốt cháy hoàn toàn 17,72 gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2 thu được CO2 và 1,06 mol nước. Mặt khác, cho 26,58 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối thu được là:
- A. 18,56 gam
- B. 27,42 gam
- C. 18,28 gam
- D. 27,14 gam
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 334672
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m=78x-103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch nước Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là
- A. 0,20
- B. 0,15
- C. 0,08
- D. 0,05
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 334685
Đốt cháy hòan toàn m gam 1 chất béo cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
- A. 7,312 gam
- B. 7,612 gam
- C. 7,412 gam
- D. 7,512 gam
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 334701
Đốt cháy 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam H2O. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
- A. 120 ml.
- B. 360 ml.
- C. 240 ml.
- D. 480 ml.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 334704
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
- A. 53,16
- B. 57,12
- C. 60,36
- D. 54,84
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 334708
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tripanmitin, triolein, axit stearic , axit panmitic (trong đó số mol các chất béo bằng nhau). Sau phản ứng thu được 83,776 lit khí CO2 (dktc) và 57,24g nước . Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam glycerol. Giá trị của a là
- A. 14,72
- B. 13,80
- C. 51,52
- D. 22,2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 334715
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 35
- B. 26
- C. 25
- D. 29
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 334716
Đốt a mol X là trieste của glixerol và các axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hidro hóa hoàn toàn m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 133,5 gam Y. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 500 ml NaOH 1M đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn khan thu được là:
- A. 112,7g
- B. 139,1g
- C. 140,3g
- D. 138,3g
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 334721
Hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOC3H7, CH2=C(COOCH3)2, (C17H35COO)3C3H5 và CH3OOC-C≡C-COOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần dùng 1,89 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 22,32 gam. Hiđro hóa hoàn toàn a mol X cần dùng 0,25 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của a là
- A. 0,28
- B. 0,25
- C. 0,22
- D. 0,27
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 334725
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 4,73 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 1,56 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 4,73 gam X bằng oxi, thu được 9,24 gam CO2 và 2,61 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 5,3.
- B. 5,5.
- C. 5,9.
- D. 5,8.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 334730
Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 1,785 mol O2, thu được 1,28 mol CO2 và 1,15 mol H2O. Mặt khác, cho 29,85 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
- A. 0,130.
- B. 0,180.
- C. 0,090.
- D. 0,135.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 334732
Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là
- A. 0,18.
- B. 0,21.
- C. 0,24.
- D. 0,27.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 334746
Đốt cháy hoàn toàn (a) mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được (b) mol CO2 và (c) mol H2O (b-c = 4a). Hidro hóa m1 gam X cần 6,72 lít H2(đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là
- A. 57,2.
- B. 52,6.
- C. 42,6.
- D. 53,2.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 334752
Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo A thu được b mol CO2 và c mol nước, biết b – c = 5a. Khi hiđro hóa hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 2,688 lít H2 (đktc) thu được 35,6 gam sản phẩm B. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là
- A. 35,36.
- B. 35,84.
- C. 36,48.
- D. 36,48.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 334753
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol O2 thu được CO2 và 1 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64g muối. Để chuyển hóa a mol X thành chất béo no cần vừa đủ 0,06 mol H2 (Ni, t0). Giá trị của a là:
- A. 0,06
- B. 0,02
- C. 0,01
- D. 0,03
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 334756
Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là?
- A. 153 gam
- B. 58,92 gam
- C. 55,08 gam
- D. 91,8 gam
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 334761
Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit béo no Y. Y là:
- A. axit axetic
- B. axit panmitic
- C. axit oleic
- D. axit stearic
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 334764
Cho các chất: (1) dung dịch KOH; (2) H2/xúc tác Ni, t°; (3) dung dịch H2SO4 (loãng) đun nóng; (4) dung dịch Br2; (5) Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng (6) Na.Hỏi triolein nguyên chất có phản ứng với bao nhiêu chất trong số các chất trên?
- A. 3
- B. 5
- C. 2
- D. 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 334767
Khi xà phòng hóa trieste X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được sản phầm gồm glixerol, natri fomat, natri axetat và natri acrylat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 334772
Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?
- A. Dầu vừng (mè)
- B. Dầu lạc (đậu phộng)
- C. Dầu dừa
- D. Dầu bôi trơn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 334775
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste tối đa được tạo ra là
- A. 6
- B. 4
- C. 3
- D. 5
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 334778
Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là A
- A. (C17H33COO)3C3H5. (C17H33OCO)3C3H5. D(CH3COO)3C3H5.
- B. (C17H35COO)3C3H5.
- C. (C17H33OCO)3C3H5.
- D. (CH3COO)3C3H5.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 334783
Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
- A. metyl acrylat.
- B. metyl metacrylat.
- C. metyl axetat.
- D. etyl acrylat.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 334785
Các este thường có mùi thơm dễ chịu: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat có mùi dứa chín, etyl isovalerat có mùi táo, ... Este có mùi chuối chín có công thức cấu tạo thu gọn là:
- A. CH3COOCH2CH(CH3)2.
- B. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
- C. CH3COOCH2CH(CH3)CH2CH3.
- D. CH3COOCH(CH3)CH2CH2CH3.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 334787
Cho các este sau đây: vinyl axetat (1), metyl axetat (2), benzyl fomat (3), phenyl axetat (4), etyl propionat (5). Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 334790
Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
- A. HCOOC3H7.
- B. CH3COOC2H5.
- C. HCOOC3H5.
- D. C2H5COOCH3.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 334793
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Trong thí nghiệm trên, có thể thay C2H5OH bằng C6H5OH.
- B. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
- C. Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch NaOH bão hòa.
- D. Sau bước 2, trong ống nghiệm chứa sản phẩm hữu cơ duy nhất là CH3COOC2H5.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 334797
Este X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(2) X2 + H2 → X3
(3) X1 + H2SO4 → Y + Na2SO4
(4) 2Z + O2 → 2X2
Biết các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Đun nóng X3 với H2SO4 đặc (170°C), thu được chất Z.
- B. Trong Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.
- C. X có mạch cacbon không phân nhánh.
- D. X3 có nhiệt độ sao cao hơn X2.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 334799
Cho các phương trình hóa học sau (với hệ số tỉ lệ đã cho)
X + 4NaOH → Y + Z + T + 2NaCl + X1
Y + 2[Ag(NH3)2]OH→ C2H4NO4Na + 2Ag + 3NH3 + H2O
Z + HCl → C3H6O3 + NaCl
T + Br2 + H2O → C2H4O2 + X2
Phân tử khối của X là
- A. 227
- B. 231
- C. 220
- D. 225
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 334803
Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
- A. C2H5COOCH3.
- B. CH3COOC3H5.
- C. HCOOC3H7.
- D. CH3COOC2H5.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 334807
Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là
- A. propyl fomat.
- B. ancol etylic.
- C. metyl propionat.
- D. etyl axetat.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 334810
Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 1700C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng?
- A. Trong X có ba nhóm -CH3.
- B. Phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
- C. Chất Y là ancol etylic.
- D. Chất Z không làm mất màu dung dịch nước brom.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 334813
Đun nóng 8,8 gam etyl axetat với 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
- A. 3,28 gam.
- B. 8,56 gam.
- C. 8,2 gam.
- D. 10,4 gam.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 334815
Xà phòng hóa hoàn toàn 17,76 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
- A. 23,52.
- B. 3,4.
- C. 19,68.
- D. 14,4.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 334820
Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin ?
- A. RNH2 + H2O → RNH3+ + OH-
- B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
- C. Fe3+ + 3RNH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3RNH3+
- D. RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O