YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 35 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 35 nằm trong chương trình mới - Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để hiểu hơn về đặc điểm, chức năng của thành ngữ, tục ngữ cùng một số biện pháp tu từ thông qua hệ thống câu hỏi trong SGK được đội ngũ giáo viên HOC247 hướng dẫn giải chi tiết. Đồng thời, bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 35 - CTST sẽ hỗ trợ các em nắm vững nội dung trọng tâm của văn bản. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ

- Thành ngữ là một tập hợp từ cố định. Nghĩa của thành ngữ không phải phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm. 

Ví dụ: Chậm như rùa, đen như cột nhà cháy

- Khi được sử dụng trong giao tiếp (nói và viết) , thành ngữ làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc. Thành ngữ có thể làm một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ.

Ví dụ: Chậm như rùa làm thành một bộ phận của câu. Nó lúc nào cũng chậm như rùa

- Khác với thành ngữ, mỗi câu tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm).

Ví dụ: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm. 

1.2. Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh

- Nói quá là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. 

Ví dụ: câu tục ngữ Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông dùng biện pháp nói quá (tát cạn biển Đông) để tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. 

- Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. 

Ví dụ: Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. 

Ví dụ trên sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh (dùng “qua đời” thay cho “chết” để tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề. 

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Xác định thành ngữ trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào trong câu: 

a. Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết

b. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi. 

c. Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau. 

Nêu tác dụng của việc sử dụng các thành ngữ đó. 

Trả lời:

a. Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết ⟹ Làm vị ngữ. 

b. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi. ⟹ Làm vị ngữ. 

c. Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau. ⟹ Làm trạng ngữ

Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ: Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới. 

Câu 2: Tìm năm thành ngữ có dùng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng. 

Trả lời:

1. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 

Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Ý nghĩa: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc. 

2. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. 

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng

Biện pháp nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời. Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ. 

3. [ ...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. 

(Nam Cao, Chí Phèo)

" … cụ bá thét ra lửa": Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo

4. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. 

 “tát biển Đông cũng cạn. ”: Ý muốn nói làm được tất cả mọi việc nếu vợ chồng đồng lòng. 

5. Đen như cột nhà cháy: Ý muốn nói rất đen. 

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ? Dựa trên cơ sở nào mà em phân loại như vậy?

a. Ếch ngồi đáy giếng

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Người ta là hoa đất

d. Đẹp như tiên

đ. Cái nết đánh chết cái đẹp

Trả lời:

- Thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng, đẹp như tiên, người ta là hoa đất.

- Tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn, Cái nết đánh chết cái đẹp.

Dựa trên đặc điểm của từng thể loại: 

- Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó

- Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ. 

- Tục ngữ là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân. 

- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục. 

Câu 4: Đặt câu có sử dụng các thành ngữ: nước đổ đầu vịt, như hai giọt nước, trắng như tuyết. 

Trả lời:

- Sao anh học mãi mà không hiểu, nước đổ đầu vịt vậy!

- Hai bạn giống nhau như hai giọt nước ấy nhỉ? 

- Nàng Bạch Tuyết có làn da trắng như tuyết. 

Câu 5: Câu tục ngữ Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng. Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy. 

Trả lời:

Các câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá. 

Tác dụng của biện pháp tu từ ấy: 

Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức cần thiết, quy mô, tính chất của sự việc vật, hiện tượng lạ được miêu tả để nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.... 

– Nói quá còn tồn tại tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng mạnh. 

Câu 6: Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” trong câu sau có gì đặc biệt? Xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt này. 

Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất đi như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô- en bay ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu nơi này, trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!

Trả lời:

Đó là cách diễn đạt nói về cái chết, việc bà đã mất. 

- Ở đây sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nhằm giảm bớt sự đau thương cũng như một cách nói tôn trọng của em bé dành cho bà. 

Câu 7: Tìm các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau và chỉ ra tác dụng của chúng.

Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. 

Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rổ tiền đồng. Và giỏ đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực buồn nôn ọe. 

Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà và, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây. 

Trả lời:

Các hình ảnh so sánh được sử dụng : vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông… Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa…. . đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. 

Tác dụng: So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu có sử dụng thành ngữ Nước chảy đá mòn.

Trả lời:

Đất nước ta là một đất nước đã có hơn nghìn năm văn hiến. Những năm tháng ấy, nhân dân ta cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc, viết nên bao trang sử vàng chói lọi. Những trang sử ấy được viết nên bởi muôn nghìn những người anh hùng vĩ đại, khiến người người nể phục và tự hào. Biết bao lần, nước ta phải đối mặt với những kẻ thù to lớn và độc ác, nhưng chưa bao giờ nhân dân ta chịu khuất phục. Đó có thể là những đau đớn, khó khăn, tủi nhục, đó có thể là những đau thương, mất mát thấu tận tim gan. Nhưng sau tất cả, sẽ có những người anh hùng như Thánh Gióng, Lê Lợi đứng lên, cùng nhân dân ta chống giặc. Một trận không thắng, thì đánh nhiều trận, một tháng chưa giải phóng thì kháng chiến trường kì. Nước chảy đá mòn, rồi hòa bình cũng sẽ lập lại, đau thương cũng sẽ trở về quá khứ. Đất nước ta sẽ lại đứng lên, hiên ngang và hào hùng như chưa từng có đau khổ nào cả. Thật yêu mến và tự hào biết bao về những trang sử vàng chói lọi của đất nước Việt Nam ta.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF