Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 33 Đòng điện xoay chiều giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt nhé!
-
Bài tập C1 trang 90 SGK Vật lý 9
Làm thí nghiệm và chỉ rõ đèn nào sáng trong 2 trường hợp:
- Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
- Đưa nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.
-
Bài tập C2 trang 91 SGK Vật lý 9
Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biên đổi như thế nào khi nam châm quay quanh 1 trục thẳng đứng trước cuộn dây dẫn. Từ đó suy ra dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có chiều biến đổi như thê nào khi nam châm quay.
-
Bài tập C3 trang 91 SGK Vật lý 9
Trên hình 33.3 SGK vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay quanh một trục thẳng đứng trong từ trường của một nam châm. Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện s của cuộn dây biến đổi như thế nào khi cuộn dây quay, từ đó suy ra nhân xét về chiểu của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn.
Hình 33.3
-
Bài tập C4 trang 92 SGK Vật lý 9
Trên hình 33.4 SGK vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay trong từ trường của một nam châm. Hai đèn LED khác màu, mắc song song ngược chiều vào hai đầu cuộn dây vào cùng một vị trí. Khi cho cuộn dây quay, hai bóng đèn bật sáng, vạch ra 2 nửa vòng sáng đối diện nhau. Giải thích tại sao mỗi bóng đèn lại chỉ sáng trên nửa vòng tròn.
-
Bài tập 33.1 trang 73 SBT Vật lý 9
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. Luôn luôn tăng.
B. Luôn luôn giảm.
C. Luân phiên tăng, giảm.
D. Luôn luôn không đổi
-
Bài tập 33.2 trang 73 SBT Vật lý 9
Trong thí nghiệm bố trí như hình 33.1, dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
A. Nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.
B. Nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.
C. Nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc.
D. Nam châm đứng yên, cuộn dây dẫn quay quanh trục AB.
-
Bài tập 33.3 trang 73 SBT Vật lý 9
Trên hình 33.2 vẽ một khung dây dẫn kín đặt trong từ trường. Giải thích vì sao khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều.
-
Bài tập 33.4 trang 73 SBT Vật lý 9
Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng OA (hình 33.3). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là dòng điện xoay chiều hay có chiều không đổi (một chiều)? Tại sao?
-
Bài tập 33.5 trang 74 SBT Vật lý 9
Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
D. Đặt thanh nam châm hình trụ trước một cuộn dây, vuông góc với tiết diện cuộn dây rồi cho thanh nam châm quay quanh trục của nó.
-
Bài tập 33.6 trang 74 SBT Vật lý 9
Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
A. Cho nam châm quay trước một cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.
B. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ của từ trường.
C. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu dây dẫn kín.
D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.
-
Bài tập 33.7 trang 74 SBT Vật lý 9
Khi nào dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại.
B. Cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.