YOMEDIA
NONE

Bài tập 15.6 trang 35 SBT Vật lý 7

Bài tập 15.6 trang 35 SBT Vật lý 7

Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được? 

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết

Vì tường không làm cách âm hoàn toàn nên âm phát ra trong phòng gặp tường, một phần tường bị phản xạ, một phần bị tường hấp thụ. Phần bị hấp thụ này sẽ truyền tới tai ta khi áp vào tường nhưng phần này không thể truyền tiếp ra ngoài không khí ở phòng bên cạnh được.

Khi để tai tự do trong không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn đường truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh nữa.

-- Mod Vật Lý 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 15.6 trang 35 SBT Vật lý 7 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • Nguyễn Vũ Khúc
    Câu 1:

    Âm thanh phát ra càng trầm khi

    • quãng đường dao động của nguồn âm càng nhỏ.

    • thời gian thực hiện dao động của nguồn âm càng nhỏ.

    • tần số dao động của nguồn âm càng nhỏ.

    • biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ.

    Câu 2:

    Nguồn âm nào sau đây không phải là nhạc cụ?

    • Trống.

    • Kẻng.

    • Đàn.

    • Sáo.

    Câu 3:

    Âm thanh phát ra càng bổng khi

    • quãng đường dao động của nguồn âm càng lớn.

    • biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

    • tần số dao động của nguồn âm càng lớn.

    • thời gian thực hiện dao động của nguồn âm càng lớn.

    Câu 4:

    Âm thanh phát ra càng cao khi

    • thời gian thực hiện dao động của nguồn âm càng lớn.

    • quãng đường dao động của nguồn âm càng lớn.

    • biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

    • tần số dao động của nguồn âm càng lớn.

    Câu 5:

    Tai của người bình thường không nghe được các âm thanh có tần số

    • lớn hơn 20000 Hz.

    • từ 50 đến 5000 Hz.

    • từ 20 đến 2000 Hz.

    • từ 40 đến 400 Hz.

    Câu 6:

    Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào

    • biên độ dao động của mặt trống.

    • kích thước của rùi trống.

    • kích thước của mặt trống.

    • độ căng của mặt trống.

    Câu 7:

    Nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ các cột không khí trong nhạc cụ dao động là

    • kèn loa.

    • đàn organ.

    • cồng.

    • chiêng.

    Câu 8:

    Khi chơi đàn ghi ta làm cách nào để thay đổi độ to của nốt nhạc?

    • Gẩy nhanh dây đàn.

    • Gẩy chậm dây đàn.

    • Gẩy nhẹ dây đàn.

    • Gẩy mạnh dây đàn.

    Câu 9:

    Kết luận nào sau đây không đúng?

    • Khi mặt trống trùng, nếu ta gõ thì tần số dao động của mặt trống nhỏ, âm thanh phát ra trầm.

    • Khi gõ trống, nếu ta gõ mạnh thì biên độ dao động của mặt trống lớn, ta nghe thấy âm thanh phát ra to.

    • Khi mặt trống căng, nếu ta gõ thì tần số dao động của mặt trống lớn, âm thanh phát ra cao.

    • Khi mặt trống căng, nếu ta gõ thì tần số dao động của mặt trống lớn, âm thanh phát ra to.

    Câu 10:

    Kết luận nào sau đây không đúng?

    • Khi dây đàn căng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm thanh phát ra cao.

    • Khi gẩy mạnh một dây đàn, biên độ dao động của dây đàn lớn, âm thanh phát ra to.

    • Khi dây đàn trùng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn nhỏ, âm thanh phát ra trầm.

    • Khi dây đàn căng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn lớn, âm thanh phát ra to.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Đào Thị Nhàn

    khi ở ngoài khoảng không vũ trụ hoặc trên các hành tinh không có không khí ( chân không ) , vì sao các nhà du hành vũ trụ không thể nói truyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất mà phải dùng miroco và tai nghe ? vì lý do nào đó , miroco và tai nghe bị hư thì họ vẫn nói chuyện được với nhau bằng cách chạm 2 thành mũ vào nhau . Hãy giải thích điều ấy ?

     

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Lê Nhật Minh

    tần số dao động là gì ? Độ cao của âm phụ thuộc vào các yếu tố nào của vật dao động ? Vật 1 thực hiện 500 dao động trong 20 giây , vật 2 thực hiện 750 dao động trong 30 giây . Vật nào phát ra âm trầm hơn , bổng hơn

     

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • bach hao

    Khi gió lùa vào khe cửa, ta nghe thấy tiếng ù ù. Nêu nguyên nhân của tiếng ù ù đó

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Đặng Ngọc Trâm

    Người ta sử dụng phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của đáy biển.Tàu ở trên biển phát ra siêu âm truyền trong nước thẳng xuống đáy biển với vận tốc 1500m/s và thu dc âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,25 giây kể từ lúc phát ra siêu âm.độ sâu của đáy biển là bao nhiêu m?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hai trieu

    Một người đứng cách vách đá 10m và la to. Hỏi người ấy có nghe đc tiếng vang ko? Giải thích? biết vận tốc truyền âm trong ko khí là 340m/s

    Theo dõi (0) 5 Trả lời
  • Lê Nhi

    Ai biết câu này ở trong vòng mấy ko ạ ???

    Nguồn âm nào sau đây không phải là nhạc cụ?

    • Trống.
    • Kẻng.
    • Đàn.
    • Sáo
    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • An Nhiên

    Âm phát ra từ cái sáo khi thổi là do:

    • Không khí ngoài ống sáo chuyển động và phát ra âm thanh.

    • Thân sáo chuyển động và phát ra âm thanh.

    • Thân sáo dao động và phát ra âm thanh.

    • Cột không khí trong ống sáo dao động và phát ra âm thanh.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON