Bài tập 4.3 trang 9 SBT Vật lý 11
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào
A. vị trí của các điểm M, N.
B. hình dạng của đường đi MN.
C. độ lớn của điện tích q.
D. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.
Hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi MN.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
-
Tính tốc độ xấp xỉ của prôtôn?
bởi Van Tho 12/09/2017
Ai biết làm thì chỉ em với nhé, em cảm ơn nhiều lắm
Một hạt prôtôn có điện tích +e và khối lượng 1,6726.10-27 kg đang chuyển động lại gần một hạt nhân silic đứng yên có điện tích bằng +14e. Cho các hằng số e = 1,6.10-19 C và k = 9.109 Nm2/C2. Khi khoảng cách từ prôtôn đến hạt nhân silic bằng r0 = 0,53.10-10 m thì tốc độ chuyển động của hạt prôtôn bằng 2.105 m/s. Vậy khi ra tới vị trí cách hạt nhân 4r0 thì tốc độ của prôtôn xấp xỉ bằng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Help meeee!
Hai electron ở rất xa nhau cùng chuyển động lại gặp nhau với cùng vận tốc ban đầu bằng 2.106 m/s. Cho các hằng số e = 1,6.10-19 C, me = 9,1.10-31 kg, và k = 9.109 Nm2/C2. Khoảng cách nhỏ nhất mà hai electron có thể tiến lại gần nhau xấp xỉ bằng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính khoảng cách gần nhất giữa hai ion
bởi Nguyễn Minh Hải 12/09/2017
Bài tập khó !
Một ion A có khối lượng m = 6,6.10-27 kg và điện tích q1 = +3,2.10-19 C, bay với vận tốc ban đầu v0 = 1.106 m/s từ một điểm rất xa đến va chạm vào một ion B có điện tích +1,6.10-19 C đang đứng yên. Tính khoảng cách gần nhất giữa hai ion.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
cho em hỏi bài ạ
Một electron chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364 V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s. Electron đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời